Kỹ năng sống

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề "lặt nụ, ngắt ngọn hoa"

Một trong những "chợ sỉ" lớn nhất của hàng nghìn chậu hoa rực sắc vào mùa Tết phân bổ khắp các tỉnh miền Nam chứ không riêng gì vùng Đồng bằng sông Cửu Long là làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ thuộc quận Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ.

Hoa chơi Tết được nông dân làng này trồng rất đa dạng, từ nhiều loại hoa, kiểng lá, kiểng trái đến cả các loại kiểng bonsai. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các "gương mặt" quen thuộc trong mỗi dịp Tết Âm lịch như các loại hoa cúc, cát tường, mâm xôi, bách hợp, mai dạ thảo... Vì làng là một nguồn cung lớn nên ngoài những người nông dân trồng chính thì vào những dịp hoạt động hết công suất như Tết sẽ phát sinh thêm một nghề "thời vụ" - chính là nghề với bảng mô tả công việc rất ngắn gọn: lặt nụ, ngắt ngọn hoa.

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 1.

NGHỀ "LÀM ĐẸP" KÌ LẠ

Nghe nói đến nghề "làm đẹp", mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến các công việc như tạo kiểu tóc, làm nails nghệ thuật, điêu khắc mày môi thẩm mỹ... thế nhưng ở các làng hoa miền Tây, người ta còn gọi vui những người mỗi năm làm nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa một lần là "thợ làm đẹp" vào mùa Tết.

Theo cô Cẩm Hà - chủ một vườn hoa ở làng cho biết, vào khoảng đầu tháng chạp mỗi năm thì vườn nào cũng sẽ bận rộn ngày đêm để chuẩn bị mùa mua bán lớn nhất năm. Thế nên để hoa được mùa, bán được giá thì khoảng chừng trước Tết một tháng, nhà vườn nào trong làng cũng bắt đầu thuê người đến vườn của mình lặt nụ, ngắt ngọn.

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 2.
Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 3.
Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 4.

Cô Cẩm Hà chia sẻ: "Vào khoảng mùng 10 đến rằm tháng 11 Âm lịch, tức là thời điểm trước Tết một tháng, nhà vườn nào cũng đều tìm thuê người đến lặt nụ cho vườn hoa, còn mình sẽ lo làm các khâu như tươi nước, chăm sóc phân bón... Mình lặt bớt nụ cho từng cây hoa cúc để cây tập trung nuôi mấy hoa chính, để khi một chậu ví dụ nở 10 hoa thì hoa phải đẹp, to, đạt chất lượng hết 10. Cát tường hay các loại hoa khác thì ngắt đọt, nhưng chủ yếu vẫn là lặt nụ các loại hoa cúc là nhiều.

Ở làng này ai cũng cần phải lặt nụ số lượng lớn, cả mấy ngàn chậu hoa nên người trong nhà làm không nổi, Tết nào cũng phải thuê thêm người làm mới kịp có hoa bán Tết."

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 5.

Cô Cẩm Hà - chủ vườn hoa luôn thuê nhiều nhân công lặt nụ vào dịp Tết

Mặc dù gọi là "làm đẹp", nhưng việc của những nhân công nghề này dễ dàng hơn các nghề khác nhiều, không đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, không cần kiến thức kinh nghiệm, ai cũng có thể đến nhận việc và thuần thục ngay sau 5 phút hướng dẫn.

Chị Hoa - nhân công lặt nụ tại vườn của cô Cẩm Hà chia sẻ: "Công việc này khá đơn giản, mỗi năm chỉ có một dịp thôi, nên mình cũng sắp xếp tranh thủ đến làm. Ngày thường mình làm công việc buôn bán nhưng cuối năm rảnh thì nhận làm kiếm thêm. Mình chỉ cần lặt những nụ hoa cúc ở nách lá để lại các nụ chính là được. Tuy nhiên làm cả ngày thì nắng lắm, đứng cũng lâu nên sẽ mỏi lưng mỏi chân, bù lại tiền công cũng cao so với các nghề khác làm nặng nhọc."

"Năm nào mình cũng chờ mùa này để đi lặt nụ vì lặt ở trong xóm trong làng, toàn chị em đứng với nhau vừa làm vừa nói chuyện cũng vui. Được chủ vườn bao ăn một ngày, làm hết ngày chiều về còn nhận được tiền nữa." - Chị nhân công lặt nụ tại làng Phó Thọ.

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 6.

VIỆC NHẸ, LƯƠNG CAO?

Cô Cẩm Hà cho biết: "Mình thuê nhân công làm nguyên một ngày từ sáng đến chiều, khoảng 8-9 tiếng gì đó, tiền công mình trả mỗi người 1 ngày là 250.000đ, ăn uống thì mình bao luôn cho mọi người, được nghỉ trưa đàng hoàng.

Mình thuê làm nhiều ngày liên tục, nói chung công việc này chịu làm nhiều ngày thì tiền cũng khá. Tại vì không phải lặt nụ một lần là xong, ví dụ mình lặt nụ hoa cúc thì nó sẽ mọc lại cái khác ngay kế bên thì mình lại lặt nữa, còn các hoa khác thì ngắt đọt mấy lần tuỳ theo giống. Mình cứ săn sóc liên tục mùa này cho đến Tết nên sẽ thuê nhân công hoài."

Tính ra một mùa hoa Tết chừng một tháng, mỗi người lao động có thể kiếm đến gần cả chục triệu tiền công lặt nụ, ngắt ngọn hoa.

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 7.
Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 8.
Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 9.

Chị Hoa chia sẻ: "Đối với người miền Tây ở đây, làm lao động tự do mà lương một ngày 250.000đ là hời lắm. Nhiều công việc thuê mình để phụ cũng được trả tương đương mà cực hơn nhiều, nên mấy ngày này ai cũng mừng mà tới nhận làm mấy ngày Tết, kiếm một khoản về sắm sửa nhà cửa."

Nhiều nhân công khác ở làng hoa Phó Thọ cũng khá hào hứng với công việc phát sinh mỗi năm một lần này: "Hễ tới mùa hoa Tết là mình đều có mặt để làm, thứ nhất là công việc nhàn, tính ra thì có làm gì nặng nhọc đâu, nắng nôi mình chịu cũng quen không có vấn đề gì, thứ hai lại còn được trả công liền tay, mỗi ngày dư ra 250.000đ còn được bao ăn bao uống."

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 10.

Ngoài ra, nếu chủ vườn nào cần thêm người để phụ các công việc khác như tưới nước các luống hoa dài hàng chục mét, cắm nan tre để nghìn cây hoa dáng đều, thẳng đứng thì có thể thuê luôn những nhân công làm nghề lặt nụ. Họ sẽ kiêm luôn và được trả thêm phần công khác trong cùng một ngày làm, tiền kiếm về sẽ còn tăng thêm.

Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 11.
Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 12.
Thức thời mùa Tết: Nhờ phong tục trưng hoa chơi Tết của người Việt mà nhiều người khấm khá từ nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa - Ảnh 13.

Nghề lặt nụ, ngắt ngọn hoa xuất hiện ở các làng hoa vào dịp Tết không chỉ tạo công ăn việc làm để mọi người kiếm thêm một khoản cho cái Tết đủ đầy mà còn làm sôi nổi và đậm đà hơn cho một cái Tết Việt.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm