Chứng khoán

Thực phẩm Sao Ta (FMC): Quý 1 lãi 42 tỷ đồng tăng 36% so với cùng kỳ

CTCP Thực phẩm Sao Ta (MCK: FMC) đã công bố BCTC quý 1/2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.

Cụ thể doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.327,5 tỷ đồng – tăng 37% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lãi gộp đạt 117 tỷ đồng tăng 56,8% so với quý 1/2021.

Trong kỳ FMC có 16 tỷ đồng doanh thu tài chính tăng 82% so với cùng kỳ, đáng chú ý chi phí bán hàng tăng mạnh từ 28,6 tỷ đồng lên gần 70 tỷ đồng chủ yếu do tăng mạnh chi phí vận chuyển.

Thực phẩm Sao Ta (FMC): Lợi nhuận quý 1 tăng trưởng 36% so với cùng kỳ nhờ tăng doanh số tiêu thụ và dự trữ nguyên liệu - Ảnh 1.

Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, FMC lãi sau thuế 42,2 tỷ đồng tăng 36% so với cùng kỳ, LNST thuộc về công ty mẹ đạt gần 41 tỷ đồng – tương đương EPS đạt 622 đồng.

Theo giải trình từ phía công ty lợi nhuận tăng trưởng là do doanh số tiêu thụ tăng, bên cạnh đó công ty có dự trữ nguyên liệu và ký hợp đồng có dự tính biến động giá cước tàu.

Thực phẩm Sao Ta (FMC): Lợi nhuận quý 1 tăng trưởng 36% so với cùng kỳ nhờ tăng doanh số tiêu thụ và dự trữ nguyên liệu - Ảnh 2.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, FMC đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất tăng nhẹ 1,6% đạt 5.290 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 320 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021 - mức lãi trước thuế cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1/2022, FMC đã hoàn thành được 25% mục tiêu về doanh thu và 14% mục tiêu về lợi nhuận.

Doanh nghiệp dự kiến trong năm nay sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể, nhà máy chế biến tôm mới của Sao Ta sẽ hoàn thành ở đầu quý 3/2022. Sao Ta sẽ đưa dự án 52 hecta đất nuôi tôm của KAF vào khai thác trong 6 tháng cuối năm 2022. Song song tiếp tục mở rộng vùng nuôi tối đa, hướng đến mục tiêu đạt trên 500 hecta nuôi tôm đến năm 2025.

Về thị trường, Sao Ta định hướng coi trọng thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ, song song tìm giải pháp nâng cao thị phần ở EU, Hàn Quốc, Úc. Doanh nghiệp cũng sẽ tập trung phát triển sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, phân khúc thị trường cao cấp.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

[LIVE] ĐHĐCĐ Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR): Đề xuất bỏ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy Dung Quất quy mô 1,81 tỷ USD, phấn đấu lên HOSE năm tới

Lọc hoá dầu Bình Sơn đánh giá dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất không còn khả thi tại thời điểm hiện nay do giá chào thầu gói thầu EPC giai đoạn 2 vượt giá gói thầu đã được phê duyệt, không có khả năng thu xếp đủ vốn, hiệu quả tổng thể của dự án thấp và không đáp ứng điều kiện đầu tư của PVN.

Bộ trưởng Tài chính: Tôi tin tưởng thị trường chứng khoán, đặc biệt TPDN vẫn có thể phát triển tốt và bền vững

Trao đổi với báo chí về hoạt động của thị trường tài chính thời gian qua, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị như Vụ Tài chính ngân hàng, Cục Quản lý-Giám sát kế toán, kiểm toán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)… tăng cường giám sát kiểm tra, đấu tranh với các hành vi thao túng thị trường chứng khoán (TTCK).

IMF nói về diễn biến "nóng" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, lưu ý hai vấn đề cần quan tâm

Đại diện IMF cho rằng có hai vấn đề cốt lõi cần lưu ý. Đó là một phần quan trọng của các đợt phát hành TPDN thời gian gần đây liên quan đến thị trường bất động sản, và tỷ lệ phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn hơn đáng kể so với trái phiếu phát hành đại chúng.