Phong cách sống

Thu nhập gần 3 tỷ đồng nhưng vẫn là "con nợ", mãi không mua nổi nhà, tôi đã làm gì để bớt tiêu hoang: Đừng"ngớ ngẩn" vung tiền để hưởng thụ



 Thu nhập tiền tỷ, nhưng "nghiện vung tiền"

Thu nhập cao là điều mà ai trong chúng ta cũng mơ ước. Nhưng khi đã đạt được mục đích rồi, mấy ai vẫn có thể coi trọng đồng tiền như ban đầu? Không ít người có suy nghĩ làm được bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, có tiền là hưởng thụ. Đương nhiên đó là lối sống của mỗi người, nhưng nếu không chi tiêu cẩn thận thì ta rất có thể rơi vào cảnh nợ nần. 

Thu nhập gần 3 tỷ đồng nhưng vẫn là con nợ, mãi không mua nổi nhà,  tôi đã làm gì để bớt tiêu hoang: Đừngngớ ngẩn vung tiền để hưởng thụ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Monica McLellan là người có thu nhập cao. Cô kiếm được hơn 100.000 bảng Anh/năm (khoảng 2,8 tỷ VND) với công việc trợ lý hiệu trưởng và cho thuê bất động sản. Khi có được nguồn thu nhập này, cô không thể cưỡng lại sự cám dỗ của những chuyến du lịch ra nước ngoài và những món đồ xa xỉ nên đã chi rất nhiều tiền cho chúng. Monica miêu tả bản thân mình là một kẻ “nghiện vung tiền”. Cô tự nhủ rằng mình rất xứng đáng được hưởng những đãi ngộ này. 

Nhưng sau đó, Monica đã nhận ra mình gánh một khoản nợ lên tới 72.000 bảng Anh, cô chỉ có thể xoay xở bằng cách thế chấp nhà của mình. Sự việc này đã khiến cô quyết tâm không để bản thân lâm vào cảnh vay nợ lần nữa. 

“Có những người ăn quá nhiều và trở nên thừa cân; họ biết họ không nên ăn bánh kem hay uống quá nhiều nước ngọt nhưng họ vẫn làm. Điều này cũng tương tự với những người thích tiêu tiền, nhưng tôi không nghĩ là mọi người có thể nhận ra điều đó,” cô nói. 

Quyết tâm thay đổi

Để thay đổi thói quen chi tiêu lãng phí của mình, Monica đã tìm đến một huấn luyện viên tài chính. 

Cô không phải là người duy nhất tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tài chính. Theo Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế, trong vài năm qua, nghề huấn luyện viên thuộc mọi lĩnh vực, không chỉ tài chính, đã đem lại lợi nhuận ước tính 20 tỷ USD mỗi năm. 

Không giống như cố vấn tài chính, huấn luyện viên không đưa ra những lời khuyên về cách bạn đầu tư tiền. Thay vào đó, họ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình bằng cách tìm hiểu gốc rễ của cách bạn chi tiêu và đưa ra các biện pháp. Bất kỳ ai cũng có thể được coi là huấn luyện viên, bởi nghề nghiệp này không cần có bằng cấp và có những chương trình đào tạo bài bản. 

Khi Monica làm việc với Emma Maslin, người sáng lập The Money Whisperer, cô nhận ra thứ đẩy bản thân vào cảnh nợ nần chính là quan điểm về tiền bạc của mình. Cô hiểu vì sao mình lại có thói quen tiêu hoang như vậy. Đó là vì cha mẹ cô cũng là những người rất hào phóng và không suy nghĩ nhiều về việc chi tiền. 

Monica cho rằng, huấn luyện viên đã giúp cô bỏ được những thói quen không tốt. 

Cô đã chi 850 bảng Anh cho sáu buổi tham vấn và hiện nay chi tiêu của cô được kiểm soát bởi một đối tác mà cô Maslin từng làm việc cùng. Vì vậy mà cô đã tiết kiệm được 36.000 bảng Anh bằng nhiều phương pháp khác nhau, kể cả những cách thức lạ lùng như để thẻ tín dụng vào tủ đông để không thể sử dụng được. 

Cô cũng đã bán lại toàn bộ túi xách, đồ nội thất và một số tài sản để tạo quỹ dự phòng. Cô còn có một vài khoản tiết kiệm nhỏ để chi trả cho việc đi lại và những đồ dùng khác. 

Thu nhập gần 3 tỷ đồng nhưng vẫn là con nợ, mãi không mua nổi nhà,  tôi đã làm gì để bớt tiêu hoang: Đừngngớ ngẩn vung tiền để hưởng thụ - Ảnh 2.

Ai cũng có những lúc chi tiêu không cẩn thận 

Không chỉ Monica mà nhiều người khác cũng tìm tới sự giúp đỡ của huấn luyện viên tài chính. 

Josh Mason, 28 tuổi và Dan Doyle, 33 tuổi, đã thuê một huấn luyện viên sau khi mẹ Mason nói với anh rằng họ đang quá lãng phí tiền bạc và phải sửa đổi lối sống ngay. 

Thu nhập gần 3 tỷ đồng nhưng vẫn là con nợ, mãi không mua nổi nhà,  tôi đã làm gì để bớt tiêu hoang: Đừngngớ ngẩn vung tiền để hưởng thụ - Ảnh 3.

Dan Doyle và Josh Mason

 Anh Mason cho biết: “Chúng tôi kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng tiền cứ vào ví là lại bay ra. Tuy đã cố gắng giảm bớt chi tiêu và sống kỷ luật hơn một chút nhưng tôi không thể kiên trì với việc đó. Thu nhập tăng lên nhưng vẫn cứ ăn tiêu như vậy, hậu quả là tôi không có khoản tiết kiệm nào. Tôi cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp.” 

Huấn luyện viên tài chính của họ, Fanny Snaith, đã đưa ra một bài kiểm tra tính cách để khám phá phương thức sử dụng tiền bạc của họ. Bài kiểm tra là một công cụ phổ biến trong tư vấn tài chính, được sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân nào hình thành thái độ của người tham gia kiểm tra với tiền bạc. 

Mason xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp lao động và có thói quen tiêu tiền ngay khi có thu nhập còn Doyle luôn được cha mẹ kì vọng trở nên giàu có.  

Khi xem xét các khoản chi tiêu, họ phát hiện ra rằng mình đã lãng phí 1.000 bảng mỗi tháng chỉ từ việc đặt đồ ăn trên mạng.

Mason nói: “Chúng tôi không biết làm sao để có thể tiết kiệm đủ tiền mua nhà vì cứ tiêu xài dần món tiền đáng nhẽ là phải dùng để mua nhà.” 

Doyle cho biết, anh từng chi trả 45 bảng Anh để mua một cây nến đặt trên bàn cà phê của họ mỗi tháng. Anh không lo ngại về việc này cho tới khi cô Snaith chỉ ra rằng họ tiêu tới 540 bảng mỗi năm chỉ để mua nến. 

Mason quả quyết: “Chúng tôi đã tiêu tiền vào những thứ ngớ ngẩn và chúng tôi sẽ không bao giờ làm điều đó nữa." 

Họ hoàn thành 12 buổi huấn luyện với chi phí 5.000 bảng Anh, trong thời gian đó họ đã tiết kiệm được số tiền tương tự.  

Quyết tâm không trở thành con nợ  

 

Thu nhập gần 3 tỷ đồng nhưng vẫn là con nợ, mãi không mua nổi nhà,  tôi đã làm gì để bớt tiêu hoang: Đừngngớ ngẩn vung tiền để hưởng thụ - Ảnh 4.

Cô Dalziel đã giảm khoản nợ trị giá 13.000 bảng của mình xuống còn 6.000 bảng

 Cô Michelle Dalziel, đến từ Preton ở Lancashire, cũng rơi vào hoàn cảnh này. Cô đã nhờ tới huấn luyện viên Maslin trong khi phải gánh khoản nợ 13.000 bảng Anh. Trong thời gian mắc nợ, cô đã phải vay các khoản ngắn hạn và sử dụng thẻ tín dụng.  

Cô cho biết: “Tôi cảm tưởng như mình không thể nào trả sạch nợ.” 

Cô từng cho rằng việc lập quỹ tiết kiệm là việc rất nhàm chán. “Tôi tiêu tiền để cảm thấy vui vẻ,” cô nói. “Vui thì tôi tiêu tiền mà buồn tôi cũng tiêu. Tôi khá hào phóng. Chúng ta chỉ sống một lần, vậy tại sao phải tằn tiện?” 

Nhưng khi được hỗ trợ để giải quyết mọi khoản nợ và tạo quỹ tiết kiệm, Michelle đã trở nên có trách nhiệm. Cô ngừng chi quá nhiều tiền cho quần áo và du lịch, vốn là những thứ nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của cô. 

Michelle đã chi 760 bảng Anh cho 6 buổi huấn luyện tài chính cách đây hai năm và cô đã giảm khoản nợ của mình xuống còn 6.000 bảng. Mỗi khi cảm thấy khó khăn trong việc quản lí chi tiêu, cô lại tìm tới sự giúp đỡ của các huấn luyện viên và trả họ 550 bảng. Cô hy vọng sẽ hoàn toàn trả đủ những món nợ của mình và không phải vay nợ nữa.  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm