Công nghệ

Thống nhất nội hàm các khái niệm năng lực cạnh tranh số quốc gia, học tập số

Tóm tắt:
  • Bộ KH&CN hướng dẫn làm rõ các khái niệm mới trong Nghị quyết 57 như năng lực cạnh tranh số, kinh tế dữ liệu, học tập số.
  • Năng lực cạnh tranh số quốc gia được định nghĩa là khả năng sử dụng và phát triển công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Việt Nam hiện chưa có khái niệm chính thức về năng lực cạnh tranh số, dựa trên xếp hạng thế giới 2024 của IMD.
  • Học tập số trong Nghị quyết là quá trình phát triển kỹ năng công nghệ, internet an toàn, sáng tạo, phù hợp mục tiêu cá nhân và xã hội.
  • Mục tiêu đến năm 2030 là nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế số tối thiểu 30% GDP và dẫn đầu Đông Nam Á về năng lực số.

Việc xây dựng hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa các khái niệm mới trong Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ KH&CN với mục đích thống nhất nhận thức để tổ chức triển khai Nghị quyết quan trọng này.

Sáu khái niệm mới trong Nghị quyết 57 đã được Bộ KH&CN hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm và lượng hóa gồm có: Bản sao số của thành phố; năng lực cạnh tranh số quốc gia; kinh tế dữ liệu; học tập số; năng lực số; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ của các nước tiên tiến.

Trong đó, về năng lực cạnh tranh số quốc gia, Bộ KH&CN cho biết, Việt Nam hiện chưa có khái niệm này. Dựa trên báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới năm 2024 do Trung tâm Cạnh tranh thế giới thuộc Viện Phát triển quản lý quốc tế - IMD thực hiện, Bộ KH&CN đã hướng dẫn thống nhất cách hiểu về năng lực cạnh tranh số quốc gia.

Cụ thể, năng lực cạnh tranh số quốc gia được định nghĩa là khả năng của một quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của quốc gia đó.

W-san pham Make in Vietnam 1.jpg
Kiến thức, công nghệ và sự sẵn sàng cho tương lai là 3 chỉ số chính trong xếp hạng năng lực cạnh tranh số do Viện Phát triển quản lý quốc tế đánh giá và công bố. Ảnh minh họa: T.H

Nội hàm của năng lực cạnh tranh số quốc gia là việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương dựa trên năng lực và mức độ sẵn sàng của một nền kinh tế trong việc tiếp cận và khai thác công nghệ số - động lực then chốt cho quá trình chuyển đổi kinh tế trong doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội.

Đưa ra đề xuất cách thức tổ chức việc đánh giá, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh số quốc gia, Bộ KH&CN cho biết Bộ sẽ đóng vai trò đầu mối liên lạc, trao đổi với IMD và các tổ chức quốc tế khác để Việt Nam tham gia vào quá trình đánh giá của các tổ chức quốc tế và có kết quả công bố, xếp hạng về năng lực cạnh tranh số thế giới.

Khi các tổ chức quốc tế thực hiện việc đánh giá năng lực cạnh tranh số của Việt Nam và đưa ra các chỉ số, tiêu chí, cách thức đánh giá cụ thể, Bộ KH&CN sẽ cụ thể hóa, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan phối hợp, tổ chức triển khai, cung cấp số liệu để thực hiện việc đánh giá và thúc đẩy các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh số của Việt Nam.

Hiện tại, trong khi Việt Nam chưa được tham gia đánh giá chính thức, các nội dung tóm tắt về bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới của IMD được Bộ KH&CN gửi để các bộ, ngành, địa phương tham khảo, quan tâm thúc đẩy nâng cao các chỉ số xếp hạng thành phần về năng lực cạnh tranh số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với khái niệm “Học tập số”, hướng dẫn của Bộ KH&CN nêu rõ, học tập số trong Nghị quyết 57 được hiểu là học tập kỹ năng số, là quá trình tiếp thu, phát triển và nâng cao kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, phù hợp, an toàn và có trách nhiệm phục vụ cho mục đích cá nhân, học tập, nghề nghiệp hay tham gia xã hội trên môi trường số.

W-nang luc canh tranh so 3 1.jpg
Tại Nghị quyết 57, Bộ Chính trị đã yêu cầu phải triển khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức và nhân dân. Ảnh minh họa: V.Sỹ

Về nội hàm, học tập kỹ năng số gồm nhiều khía cạnh, từ kiến thức lý thuyết đến kỹ năng thực hành, từ cơ bản đến nâng cao như: Kiến thức, kỹ năng công nghệ cơ bản; kiến thức, kỹ năng truy cập, tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trên môi trường số; kiến thức, kỹ năng tương tác, giao tiếp và cộng tác trên môi trường Internet; kiến thức, kỹ năng sáng tạo nội dung số; kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trên môi trường số; kiến thức kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề trên môi trường số; kỹ năng học tập liên tục và thích ứng.

Việc đo lường, lượng hóa học tập số được thực hiện qua số lượng tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số; tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học; tỷ lệ người dân có kỹ năng cơ bản về CNTT và truyền thông.

Về cách thức tổ chức thực hiện công tác học tập số, Bộ KH&CN đề xuất cùng Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành có liên quan xây dựng khung kỹ năng số, chuẩn kỹ năng số và kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số phục vụ từng đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.

Các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số, phong trào “Bình dân học vụ số” phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn. Khuyến khích các địa phương triển khai những mô hình, cách làm sáng tạo, đạt kết quả và hiệu quả cao.

Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định các mục tiêu Việt Nam cần đạt đến năm 2030 như: Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP; tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu....

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Tin xem nhiều