Từ việc mở rộng thị trường đến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu suất bán hàng, thương mại điện tử (TMĐT) đã mở ra kỷ nguyên mới, định hình cách chúng ta kinh doanh, mua sắm và kết nối toàn cầu trong thời đại kỹ thuật số.
Được nhận định là động lực chính thúc đẩy sự trỗi dậy của TMĐT toàn cầu, Mỹ đang là “miền đất hứa" của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu từ Statista, tổng doanh số TMĐT tại Mỹ năm 2022 đạt mức 1,03 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường hơn 330 triệu dân với đa dạng văn hoá cùng mức tiêu thụ lớn luôn khiến “giấc mơ Mỹ" trở nên đáng mơ hơn bao giờ hết.
Dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ để “hiện thực hóa” giấc mơ này.
Các doanh nghiệp đang đứng trước thời cơ vàng để bán hàng xuyên biên giới. Ảnh TTK
Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như những đòi hỏi khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu và tính cạnh tranh cao tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn về vấn đề pháp lý, năng lực quản lý kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, logistics…
Nhiều chuyên gia nhận định, trong 10 doanh nghiệp Việt tìm đường đi Mỹ, chỉ có 1 doanh nghiệp có khả năng thành công tại trời Tây. Thời gian trung bình từ lúc nảy ra ý tưởng đến khi thực sự sở hữu một gian hàng TMĐT tại Mỹ của những doanh nghiệp này là khoảng 2 năm.
Có thể thấy, đây là khoảng thời gian quá dài so với tốc độ phát triển như vũ bão và sự cạnh tranh khốc liệt tại một trong những thị trường TMĐT lớn nhất thế giới.
Nếu các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ không chọn các “lối tắt” nhanh hơn để tiếp cận thị trường Mỹ, rất có thể, họ sẽ bỏ lỡ mất thời cơ vàng và bị tụt lại phía sau trong cuộc đua này.
Có nhiều lối tắt để các doanh nghiệp có thể bán hàng ra nước ngoài nhanh hơn. Ảnh: TTK
Để giải quyết vấn đề, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các đơn vị tư vấn hỗ trợ bán hàng xuyên biên giới uy tín để được cung cấp các giải pháp hỗ như: Dịch vụ báo cáo nghiên cứu khả thi dành cho thị trường TMĐT quốc tế (FS) và Dịch vụ khởi tạo và vận hành doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới (EBO).
Bên cạnh đó, có một xu hướng đặc biệt đang âm thầm diễn ra tại Mỹ mà ít ai để ý tới. Nếu nắm bắt kịp thời, đây có thể sẽ là mở ra cánh cổng vàng cho các doanh nghiệp Việt, rút ngắn thời gian sở hữu gian hàng trực tuyến thành công tại Mỹ từ 2 năm xuống chỉ còn từ 4 đến 6 tháng. Đó là xu hướng “sang nhượng” gian hàng TMĐT đã thành công tại Mỹ.
Khác với chúng ta, người Mỹ không cần phải mơ “giấc mơ Mỹ” nữa. Họ “mơ” những thứ khác lớn hơn, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là muốn nghỉ hưu sớm để tận hưởng phong cách sống tự do đặc trưng của người Mỹ. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp tại quốc gia này chọn bán lại gian hàng trực tuyến của họ sau một thời gian kinh doanh.
Dưới góc độ chuyên gia, Tiến sĩ Ngô Công Trường, Top 40 chuyên gia xuất sắc của Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ, ASQ, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ chia sẻ: “Chỉ cần mua lại những gian hàng này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể ngay lập tức bán hàng xuyên biên giới đến Mỹ mà không cần phải chờ đợi. Với tệp khách hàng sẵn có, nguồn lực từ vận hành đến logistics đã hoàn thiện, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và đẩy mạnh doanh số”.
Thực tế, nhiều đơn vị nước ngoài đã tận dụng tốt điều này để đem các doanh nghiệp ở nước sở tại thâm nhập thị trường Mỹ nhanh hơn. Ở Việt Nam, TTK Global Ventures là công ty tiên phong cung cấp giải pháp này.
“Bên cạnh FS và EBO, chúng tôi tin rằng dịch vụ hỗ trợ mua lại các gian hàng trực tuyến Mỹ của TTK sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng nắm lấy thời cơ vàng, khẳng định vị thế của thương hiệu Việt trên thị trường TMĐT thế giới", ông Trần Tiến Khải, Tổng giám đốc TTK Global Ventures chia sẻ.
Ông Trần Tiến Khải, Tổng giám đốc TTK Global Ventures. Ảnh TTK