Mảng xanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, nhất là các thành phố lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhu cầu về bất động sản xanh luôn hiện hữu, thậm chí gia tăng theo thời gian.Theo báo cáo tâm lý người mua từ nền tảng Batdongsan, 86% người mua cho biết quan tâm đến một ngôi nhà xanh, 88% sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm đáp ứng nhu cầu này.

Mảng xanh rộng lớn tại khu đô thị Waterpoint, Bến Lức, Long An. Ảnh: Nam Long
Tác động đến sức khỏe, tinh thần, lối sống
Trong nhịp sống đô thị, mảng xanh trở thành yếu tố giúp cư dân tìm lại sự cân bằng. Cây xanh, công viên, mặt nước vừa mang tính thẩm mỹ đồng thời tạo cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng và kết nối con người với môi trường sống xung quanh. Không gian này giúp con người cảm thấy thư giãn, phục hồi năng lượng, nhất là sau những giờ làm việc hay di chuyển trong môi trường nhiều khói bụi của thành phố.
Các nghiên cứu khoa học cũng làm rõ tác động tích cực của mảng xanh đến sức khỏe. Một công trình đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives chỉ ra việc tiếp xúc thường xuyên với không gian xanh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn và trầm cảm. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận sống gần cây xanh có thể giảm 15-20% nguy cơ các bệnh liên quan đến căng thẳng và huyết áp.
Không gian xanh còn định hình lại thói quen sinh hoạt của cư dân đô thị. Khi có công viên gần nhà, người dân có xu hướng đi bộ nhiều hơn, tham gia các hoạt động thể chất như đạp xe, chạy bộ hoặc tập thể dục ngoài trời thay vì ở trong nhà. Trẻ em được khuyến khích vận động, tiếp xúc thiên nhiên thay vì lệ thuộc vào thiết bị điện tử. Người cao tuổi có nơi để rèn luyện sức khỏe, giao tiếp và tránh cảm giác cô lập. Theo các nhà quy hoạch đô thị, những không gian công cộng xanh góp phần gia tăng sự tương tác xã hội, từ đó hình thành những cộng đồng gắn kết hơn.
Với vai trò ngày càng lớn, mảng xanh đóng vai trò tiện ích và trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược nâng cao chất lượng sống ở đô thị hiện đại.

Trẻ em, các gia đình vui chơi, phát triển dưới mảnh xanh giữa đô thị. Ảnh: Nam Long
Từ hình mẫu thế giới đến đô thị Việt Nam
Thực tế trên thế giới cho thấy các đô thị có tỷ lệ cây xanh cao thường gắn với chất lượng sống vượt trội. Singapore là ví dụ điển hình với chiến lược "Thành phố trong vườn" (city in a Garden), nơi hơn 50% diện tích đô thị được bao phủ bởi cây xanh. Ngoài hơn 300 công viên lớn, nhỏ nằm rải rác khắp đảo quốc, thiên nhiên còn xen giữa những tòa nhà cao tầng, quy hoạch trên nóc những khu thương mại, các khách sạn, bãi giữ xe... Đảo quốc còn phát triển yếu tố xanh theo chiều thẳng đứng, hình thành các khu vườn phủ khắp mặt dựng các tòa nhà.
Trong khi đó, Vancouver (Canada) cam kết mọi cư dân đều có thể tiếp cận không gian xanh trong vòng 5 phút đi bộ. Copenhagen (Đan Mạch) hướng đến trung hòa carbon vào năm 2025, lấy cây xanh và công viên làm công cụ hấp thụ khí CO2 và điều tiết khí hậu đô thị.
Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến không gian xanh trở thành nhu cầu cấp bách. TP HCM hiện có tỷ lệ cây xanh bình quân chưa đến 1 m2/người, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt là 15 m2. Nhiều khu dân cư thiếu công viên, không gian ngoài trời, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cộng đồng. Người dân thành thị từ đó sẵn sàng di chuyển ra ngoại ô, thậm chí đổi nơi an cư, để được sống trong môi trường trong lành hơn.
Đáp ứng nhu cầu về không gian xanh, Nam Long và đối tác Nhật Bản Nishi Nippon Railroad kiến tạo Waterpoint - khu đô thị tích hợp ở Bến Lức, Long An, cách trung tâm TP HCM 30 phút di chuyển. Khu đô thị định hướng phát triển bền vững, với tinh thần "lấy thiên nhiên làm gốc".

Những ngôi nhà "ẩn" mình giữa thiên nhiên tại Waterpoint. Ảnh: Nam Long
Lợi thế sinh thái đầu tiên của khu đô thị này là được bao quanh 3 mặt bởi 5,8 km đường sông Vàm Cỏ Đông. Hơn 30 ha diện tích mặt nước thông qua các hình thái khác nhau như kênh đào, vịnh cảng... điều hòa khí hậu toàn khu luôn mát mẻ.
Trên khuôn viên 355 ha, chủ đầu tư dành hơn 60% diện tích cho mảng xanh và tiện ích. 65 ha diện tích mảng xanh với 5 lớp công viên đan cài từ các công viên trung tâm như "lá phổi xanh". Công viên ven kênh, ven vịnh, công viên theo chủ đề... được phân bổ khắp khu đô thị tạo nên hệ sinh thái tự nhiên, nâng cao chất lượng không khí.
Xen giữa các mảng xanh, chủ đầu tư Nam Long bố trí các tiện ích ngoài trời, đường dạo bộ, đạp xe, tổ hợp thể dục thể thao... để khuyến khích lối sống lành mạnh. "Tại thành phố được dòng sông Vàm Cỏ ôm 3 mặt, thiên nhiên là một phần tất yếu, đồng hành và chăm sóc mỗi trải nghiệm của từng thế hệ cư dân", đại diện chủ đầu tư nói.
Với mật độ xây dựng 23% và mật độ cư dân ở mức thấp (84 người/ha), Waterpoint tạo ra không gian sống gần gũi thiên nhiên, đồng thời góp phần định hình xu hướng phát triển bền vững cho khu vực phía Tây TP HCM.
Trong bối cảnh đô thị lớn đối mặt với áp lực dân số, ô nhiễm và suy giảm chất lượng sống, việc kiến tạo không gian xanh trở thành chiến lược sống bền vững cho tương lai. Những mô hình như Waterpoint cho thấy một hướng đi tiềm năng phát triển đô thị gắn liền với sinh thái để tạo dựng cộng đồng sống khỏe, sống xanh và hạnh phúc.