Đóng cửa, VN-Index giảm 36,28 điểm (3,48%) về 1.006,2 điểm, HNX-Index giảm 11,07 điểm (4,82%) còn 218,78 điểm, UPCoM-Index giảm 2,19 điểm (2,73%) xuống 77,95 điểm.
VN-Index dừng chân tại mốc 1.006,2 điểm, giảm 36,28 điểm tương ứng 3,48%. Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về bên bán khi số mã đỏ chiếm 84% trên toàn thị trường, trong đó có hơn 134 mã giảm sàn trên HOSE. Thanh khoản giao dịch trên HOSE loanh quanh mốc 12.800 tỷ đồng, nhỉnh nhẹ so với phiên trước.
Cổ phiếu trụ là nguyên nhân chính gây ra áp lực bán trong phiên hôm nay, trong đó các bluechip nhóm ngân hàng, bất động sản giảm mạnh nhất.
Nhiều cổ phiếu của các nhà băng đóng cửa giảm hết biên độ, điển hình như MSB, STB, SHB, LPB, MBB, TCB, TPB. Tương tự, phần lớn các mã nằm sàn đều là các đại diện đến từ nhóm bất động sản, bao gồm CEO, VPH, LDG, DIG, VRE, HQC, ITA, HDC, SCR, HDG, CII, NLG, DXG,...
Chỉ số chính sàn HOSE trong phiên đã có lúc thủng mốc 1.000, tuy nhiên kết phiên có rút chân nằm trên mốc này. Quan sát thấy cầu tại đây vẫn còn yếu và nhiều khả năng chưa đủ lực để thị trường vào pha hồi đủ T+, nhà đầu tư nên tiếp tục chờ đợi và quan sát thêm để ra quyết định đầu tư trong thời gian tới.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 36,37 điểm (3,49%) đạt 1.006,11 điểm, VN30-Index giảm 44,02 điểm (4,24%) về 994,91 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản gây áp lực rất lớn khiến cho thị trường giảm điểm mạnh ngay từ đầu phiên chiều. Kể từ nhịp chỉnh tháng 2/2021 thì sau 1 năm 8 tháng VN-Index đã quay lại vùng giá dưới 1.000.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 29,35 điểm (2,82%) về 1.013,13 điểm, HNX-Index giảm 6,38 điểm (2,78%) về 223,47 điểm, UPCoM-Index giảm 1,08 điểm (1,35%) còn 79,06 điểm.
Sau phiên hồi phục trước đó thì thị trường đã lấy lại toàn bộ điểm số tăng trong phiên giao dịch sáng nay. VN-Index mở cửa trong sắc đỏ và có xu hướng yếu dần đều về cuối phiên, đặc biệt áp lực bán sau 11h khiến chỉ số tiệm cận mốc 1.010 điểm.
Các mã trụ của thị trường như VIC, VHM, NVL TCB, VCB,... gây áp lực khi đều có mức giảm trên 3%, riêng TCB giảm kịch biên độ. Thị trường vẫn chưa có nhịp hồi nào diễn ra trên 2 phiên, với việc bị bán ở thanh khoản thấp như hiện tại thì việc dò đáy chưa cho kết quả.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 21,96 điểm (2,11%) còn 1.020,52 điểm, VN30-Index giảm 30,36 điểm (2,92%) về 1.008,57 điểm.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực hơn về giữa phiên sáng với sắc đỏ phủ rộng. Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với số mã giảm gấp 4 lần số mã tăng, trong đó có 16 mã giảm sàn.
Tính đến 9h30, VN-Index giảm 13,08 điểm (1,25%) còn 1.029,4 điểm, HNX-Index giảm 1,15 điểm (0,5%) về 228,7 điểm, UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (0,26%) lên 80,35 điểm.
Không còn giữ được sắc xanh hồi phục phiên đầu tuần, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán phiên sáng nay hầu hết mở cửa trong sắc đỏ.
Như dự báo trước đó của công ty chứng khoán, việc tạo đáy cần thời gian xác nhận trong thời gian tới, một phiên tăng điểm vẫn chưa thể khẳng định điều gì nên nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi, khi nào thị trường có điểm cân bằng, có phiên bùng nổ theo đà thì tham gia giải ngân chưa muộn.
Trở lại với diễn biến thị trường, các dòng dầu khí, bán lẻ, hóa chất, phân bón đang cho thấy dòng tiền vào khỏe hơn thị trường chung. Tuy nhiên, sắc đỏ từ nhóm bất động sản và ngân hàng vẫn là nhân tố chính kìm hãm chỉ số. Riêng hai ngành này đã lấy đi gàn 12 điểm của VN-Index.
Ở nhóm ngân hàng, TPB giảm kịch sàn ngay đầu phiên trong trạng thái không có thanh khoản, hiện khối lượng dư mua giá sàn là hơn 2 triệu cổ phiếu. Kế đến, áp lực điều chỉnh tiếp tục làm khó động lực hồi phục của EIB (-4,3%), SGB (-4%), TCB (-4,5%), VPB (-3,9%), OCB (-2,8%), SHB (-2,3%),... Chiều ngược lại, một số bank nhí ghi nhận tăng điểm như VBB, NAB, PGB, ABB.
Tại thị trường quốc tế, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên đầu tuần 10/10, cổ phiếu công nghệ và năng lượng lao dốc giữa những lo ngại về suy thoái và lãi suất tăng.
Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,04% và đóng cửa ở 10.542 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số thiên về công nghệ này kể từ tháng 7/2020, như thể hiện trong biểu đồ bên trên. Các cổ phiếu trong ngành sản xuất chip như Nvidia và AMD tác động tiêu cực tới chỉ số.
S&P 500 giảm 0,75% còn 3.612 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất gần 94 điểm, tương đương 0,32%, và kết phiên ở gần 29.203 điểm.