Inamori Kazuo (1932 - 2022) là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản. Ông được biết đến là 1 trong "4 nhà quản lý kiệt xuất" của xứ sở mặt trời mọc. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, con đường theo đuổi tri thức của Inamori Kazuo vô cùng trắc trở. Ông từng nhiều lần bỏ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình, mãi mới có thể đỗ vào ngôi trường đại học hạng ba ở Kagoshima.
Sau khi tốt nghiệp, Kazuo cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp. Nhờ sự giúp đỡ của giảng viên, cuối cùng ông đã được nhận vào một công ty đang trên bờ vực phá sản.
Thời điểm đó, nhiều bạn bè và đồng nghiệp của Inamori Kazuo lựa chọn nghỉ việc để tìm kiếm công việc phù hợp và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, Kazuo vẫn lựa chọn ở lại và tiếp tục làm việc với mục đích kiếm sống qua ngày.
Với kinh nghiệm và ý chí không ngừng phấn đấu, ở tuổi 27, Inamori Kazuo đã trở thành chủ sở hữu của Tập đoàn Kyocera. Khoảng 10 năm sau đó, Kyocera tiếp tục phát triển bền vững và lọt top 500 công ty hàng đầu thế giới. Chưa hết, ở tuổi 52, Inamori Kazuo bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực công nghệ cao. Công ty thứ 2 của ông cũng nằm trong top 500 công ty hàng đầu thế giới.
Sau năm 2001, Kazuo Inamori quyết định nghỉ hưu vì mắc bệnh mãn tính. Ông bắt đầu viết và biên soạn những cuốn sách về quản lý kinh doanh và triết lý sống được đúc kết sau nhiều thập kỷ chinh chiến nơi thương trường.
Trong một cuốn sách của mình, ‘‘thần kinh doanh’’ Nhật Bản đã chỉ ra thứ mà những người dễ thất bại thường làm. Và đó chính là lý do vì sao họ khó tạo nên giá trị và thành công của riêng mình.
1. Thích sống ‘‘an phận’’, không có tinh thần cầu tiến
Mỗi người đều có một cuộc sống độc lập nên việc họ muốn gì trong cuộc sống này là do họ quyết định. Nghèo hay giàu, chúng ta có quyền lựa chọn.
Nhưng ở nơi làm việc, trước áp lực từ công việc và lãnh đạo, nhiều người lựa chọn cách làm việc như một chiếc máy, chỉ tuân theo yêu cầu chứ không đưa ra ý kiến. Có người còn có tâm lý ‘‘an phận’’, làm hết việc rồi nghỉ, không có chí tiến thủ để phát triển bản thân. Nếu không được sắp xếp công việc, họ sẽ không chủ động làm việc hay nghĩ ra những ý tưởng mới.
Những người như vậy luôn ở trạng thái ‘‘dậm chân tại chỗ’’, khó đạt được thành tựu dù sở hữu trong tay nguồn tài nguyên phong phú hay tiềm năng vốn có. Trên thực tế, tinh thần cầu tiến giúp mỗi cá nhân không ngừng hoàn thiện, phấn đấu để bản thân tốt đẹp hơn, thành công hơn, và đóng góp cho xã hội nhiều hơn. Một tập thể hội tụ những nhân tố cầu tiến sẽ luôn là một tập thể vững mạnh và thành công, mang đến nhiều giá trị cho xã hội.
2. Thích ‘‘gió chiều nào theo chiều nấy’’
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người gần như không có ý kiến gì trong công việc hay cuộc sống. Với họ, sự đánh giá của thế giới bên ngoài đã trở thành tiêu chuẩn và cơ sở để bản thân đưa ra lựa chọn. Điều này cũng được coi là một trong những lý do vì sao dù làm việc chăm chỉ nhưng họ luôn không thể chạm tay đến những mục tiêu mà bản thân đặt ra.
Kazuo Inamori từng nói: "Nếu bạn dám làm những việc mà người khác chưa làm, đi trên con đường mà người khác chưa đi, thì cuộc sống của bạn sẽ phong phú và đầy màu sắc. Nơi bạn đến sẽ rực rỡ hơn. "
Bài học mà ‘‘thần kinh doanh’’ Nhật Bản muốn chúng ta ghi nhớ đó là nếu như bạn không có chính kiến, thì dù có giỏi đến đâu, cũng sẽ phải sống cuộc đời rất mệt mỏi. Bởi vì khi đó, bạn chỉ biết chạy theo con đường mà người khác vẽ sẵn.
3. Thích khoe khoang
Khi Kazuo Inamori mới bắt đầu kinh doanh, vì chưa nổi tiếng nên những nhân viên mà ông tuyển dụng đều có trình độ học vấn và kỹ năng ở mức trung bình - khá. Tuy nhiên, điều khiến ông quan tâm chính là tinh thần không ngừng phấn đấu, khiêm tốn của mỗi người.
Trong thực tế, chúng ta sẽ khó thấy ai làm được việc lớn mà lại tụ tập để khoe khoang. Ngược lại, tâm lý của những người thích khoe mẽ là muốn thể hiện sự tài giỏi của mình trước mặt mọi người để chứng tỏ mình không phải kẻ vô dụng. Thế nhưng, những người càng phô trương thế này thì càng chứng tỏ họ là một người vô dụng, bất tài.