Doanh nhân

Thạc sĩ 42 tuổi bị thổi bay cả trăm tỷ đồng trong ngày thị trường chứng khoán đỏ lửa

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực trong phiên giao dịch ngày 3/4, kết phiên chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 15,57 điểm để đóng cửa ở mức 1.271,47 điểm. Thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 27.423 tỷ đồng, kém gần 100 tỷ đồng so với phiên liền trước. Trong khi đó, rổ chỉ số VN30-Index mất hơn 18 điểm (1,4%) còn 1.274 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng ghi nhận giảm 1,95 điểm để đóng cửa ở mức 243,96 điểm, thanh khoản đạt 2.853 tỷ đồng. Chỉ số Upcom-Index cũng giảm 0,26 điểm để đóng cửa ở mức 91,15 điểm.

Trong ngày thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận phiên giảm điểm mạnh, mã cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng ghi nhận đà bán tháo của cá nhà đầu tư khi ghi nhận mức giảm 5,36% để đóng cửa ở mức giá 31.800đ/cổ phiếu cùng gần 27,59 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay trị giá giao dịch hơn 904 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ dồng so với phiên giao dịch liền trước.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/4 - Ảnh chụp màn hình

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/4 - Ảnh chụp màn hình

Đà giảm mạnh của cổ phiếu DIG trong phiên giao dịch ngày 3/4 không chỉ khiến các nhà đầu thư thất vọng, mức giảm này cũng khiến khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Nguyễn Hùng Cường - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của DIG cũng bị thổi bay hàng chục tỷ đồng. Theo đó, Thạc sĩ 42 tuổi đang trực tiếp sở hữu gần 62 triệu cổ phiếu DIG, tương đương tỷ lệ 10,16% và là cổ đông cá nhân lớn nhất của doanh nghiệp. Với mức giảm của DIG trong phiên giao dịch ngày 3/4, khối tài sản của Thạc sĩ 42 tuổi ghi nhận mức giảm hơn 110 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Cường còn trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 1.970 tỷ đồng.

Đà giảm mạnh của DIG đến sau khi doanh nghiệp này vừa công bố mục tiêu kinh doanh lãi nghìn tỷ trong năm 2024. Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 mới công bố, DIG đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế 1.010 tỷ đồng, tăng mạnh gần 509% so với lợi nhuận thực hiện được của năm 2023.

Chỉ trong 3 tháng đầu năm, DIC Corp đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu thời hạn 3 năm, huy động về 1.600 tỷ đồng theo mệnh giá. Các lô trái phiếu có thời hạn 3 năm, được phát hành trong nước với lãi suất phát hành 11,25%/năm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lên kế hoạch huy động 3.000 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo kế hoạch, DIC Corp sẽ chào bán thêm 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.

DIC Corp cũng có kế hoạch chào bán tối đa 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, giá chào bán không thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, doanh nghiệp cũng sẽ thu về 3.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cũng dự kiến phát hành thêm 30 triệu cổ phiếu ESOP, tương ứng tỷ lệ là 4,919% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành dự kiến là 15.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn khoảng 50% so với thị giá hiện tại. Ngoài ra, DIC Corp dự kiến sẽ trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 2,5% và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 2,5%, tổng là 5%. Nếu hoàn tất 4 đợt phát hành, doanh nghiệp sẽ phát hành thêm tổng cộng 410,49 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng từ hơn 6.098 tỷ đồng, lên hơn 10.203 tỷ đồng.

Trong khi đó, sau phiên giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận định về xu hướng phiên giao dịch ngày 4/4, chuyên gia công ty chứng khoán Vietcap dự báo VN-Index sẽ có động thái kiểm định lại hỗ trợ tại vùng 1.265-1.267 điểm (đáy gần nhất + MA20). Lực mua có thể được thúc đẩy để tạo sự giằng co, thậm chí giúp VN-Index hồi phục lại lên vùng kháng cự gần nhất tại 1.280 điểm (MA5, MA10). Tuy nhiên nếu lực mua không đủ mạnh để chiếm ưu thế, khiến VN-Index chốt phiên dưới 1.265 điểm, thị trường sẽ gia tăng xác suất giảm điểm, hướng về hỗ trợ tiếp theo của chỉ số tại 1.235 điểm.

Chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam nhận định thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.255 – 1.260 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng cho nên áp lực điều chỉnh có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch tới, đặc biệt tỷ giá tiếp tục gia tăng cho nên Yuanta đánh giá nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch tới.

Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới trong giai đoạn này, đặc biệt các nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục và hạ đòn bẩy về mức thấp, nhưng các nhà đầu tư chưa cần thiết bán hết toàn bộ.

Chuyên gia của CTCK Asean (Aseansc) cũng đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình, trong trường hợp thị trường diễn biến tiêu cực hơn, vùng 1.260 điểm trở thành vùng quản trị rủi ro. Nhà đầu tư có thể mở mua mới, thăm dò nếu như thị trường kiểm định lại ngưỡng 1.200-1.220 thành công.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm