Chú chó đang tận hưởng "Dog days of Summer" - Ảnh: OCHD
Thực tế, tên gọi này chẳng liên quan gì đến những con chó cả. Nguồn gốc của nó có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, theo trang IFLScience.
Ƭhông thường sao Sirius (sao Thiên Lang) còn được biết đến với cái tên "Dog Star" (sao con chó), vì nó nằm trong chòm sao Canis Major (Con Chó Lớn). Đây là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.
Sao Sirius xuất hiện trong truуện cổ tích và phong tục của các quốc giɑ nhiều hơn hẳn so với các ngôi sao khác. Khi sao này bắt đầu xuất hiện trên bầu trời đêm cũng là mùɑ nước lũ của sông Nile ở Ai Cập cổ đại. Đó cũng là "ngày chó của mùɑ hè" thời Hy Lạp cổ.
Người Hy Lạp cổ đại quan sát thấy "sao con chó" xuất hiện cùng với Mặt trời vào cuối tháng 7. Họ nhầm tưởng rằng sức nóng từ ngôi sao này là nguyên nhân gây ra cái nóng của những tháng mùa hè.
Đến nay, tên gọi này đã mất gần hết ý nghĩa khi qua thời gian, vòng quay của Trái đất đã làm chòm sao chao đảo, lệch ra khỏi bầu trời mùa hè của Bắc Bán cầu.
"Trái đất của chúng ta giống như một con quay", tiến sĩ Bradley Schaefer - giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học bang Louisiana (Mỹ), nói với tạp chí National Geographic. "Nếu bạn ném con quay lên bàn, sau khi nó giảm tốc độ… hướng trỏ của đỉnh sẽ từ từ quay quanh các vòng tròn".
Vòng quay của Trái đất cũng chao đảo, đẩy chòm "sao con chó" về gần Mặt trời hơn vào các thời điểm khác nhau trong năm.
Ông Schaefer nói thêm: "Trong 26.000 năm nữa, 'sao con chó' sẽ hoàn toàn di chuyển khắp bầu trời. Khoảng 13.000 năm nữa, sao con chó sẽ xuất hiện cùng với Mặt trời vào giữa mùa đông".