Xã hội

Tại sao Cao Bằng không sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn?

Tóm tắt:
  • Tỉnh Cao Bằng không sáp nhập dù diện tích tự nhiên chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn.
  • Lý do là biên giới dài, địa hình phức tạp và gần 95% dân số là dân tộc thiểu số.
  • Các tỉnh lân cận không phù hợp để sáp nhập do đã có kế hoạch riêng.
  • Đề án ưu tiên sắp xếp các đơn vị miền núi, đồng bằng với đơn vị có biển.
  • Mục tiêu là phát triển bền vững, ổn định và tận dụng lợi thế địa phương.

Tại Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa được Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phê duyệt, Chính phủ đã nêu lý do không sắp xếp tỉnh Cao Bằng.

Tại sao Cao Bằng không sáp nhập dù diện tích không đạt chuẩn?- Ảnh 1.

TP.Cao Bằng nhìn từ trên cao

ẢNH: TRUNG DŨNG

Đề án nêu rõ, căn cứ vào 6 tiêu chí và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127, Kết luận số 130 và Kết luận số 137, Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư thông qua.

Riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2, chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì các lý do: tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.

Cạnh đó, các tỉnh giáp ranh với Cao Bằng đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập. Phía tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích lớn.

Phía nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên.

Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số. Nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có  biên giới dài, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.

Ưu tiên sắp xếp miền núi, đồng bằng với các đơn vị có biển

Đề án đặt ra yêu cầu việc tổ chức sắp xếp phải hợp lý, hướng đến ổn định lâu dài của đơn vị hành chính các cấp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, phát huy được những tiềm năng lợi thế của mỗi địa phưng, vùng nói riêng của cả nước nói chung.

Đề án đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. 

Theo đó, ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị hành chính có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của đơn vị hành chính sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, đề án yêu cầu các địa phương ưu tiên bố trí các khu thương mại tự do, khu, cụm công nghiệp, đô thị, cảng biển, logistics, hồ chứa nước, đập thủy điện,... trong phạm vi 1 đơn vị hành chính cấp xã để thuận lợi trong quản lý nhà nước.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Chị em cùng giảm cân

Chị Liên, 49 tuổi, ngã chấn thương đầu gối, cùng em gái điều trị béo phì giảm cân bảo vệ khớp, kiểm soát gan nhiễm mỡ.

Hai “ông lớn” ngành sữa Việt Nam và Úc - Nutifood và ViPlus Dairy gây dấu ấn chung tại Taste of Australia 2025

ViPlus Dairy được thành lập tại vùng đất Gippsland, thủ phủ sản xuất sữa của Úc, nổi bật với bề dày lịch sử hơn 130 năm, trong khi Nutifood với lợi thế am hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam và sở hữu mạng lưới phân phối rộng lớn. Sự kết hợp này hứa hẹn mang lại những sản phẩm đột phá, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.