Laxman Narasimhan sẽ trở thành CEO sắp tới của Starbucks vào ngày 1 tháng 10. Ông sẽ chính thức bắt đầu vai trò của mình vào tháng 4 năm 2023 và sau đó sẽ tham gia hội đồng quản trị của công ty.
Starbucks - "Gã khổng lồ" đồ uống của Mỹ đã "thay tướng".
Trong khi Howard Schultz, người đã tiếp quản Starbucks từ CEO Kevin Johnson với chức vụ tạm thời vào mùa xuân năm ngoái, sẽ tiếp tục điều hành tạm thời “gã khổng lồ” đồ uống của Mỹ trong suốt quá trình chuyển đổi. Schultz sẽ vẫn ở trong hội đồng quản trị của Starbucks.
Laxman Narasimhan đảm nhiệm vai trò này đúng vào một thời điểm quan trọng đối với Starbucks.
Tại Mỹ, công ty đang cố gắng chống lại làn sóng công đoàn hóa. Trong khi đó, các hạn chế nghiêm ngặt của COVID-19 đã và đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, một thị trường quan trọng của chuỗi đồ uống lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, quá trình chuyển đổi này diễn ra khi Starbucks điều hướng sự thúc đẩy công đoàn đang phát triển của Mỹ sau một giai đoạn khó khăn đối với người lao động trong thời kỳ COVID-19. Starbucks đã đáp lại động lực bằng cách tăng cường chi tiêu vào trả lương cho công nhân và các cửa hàng khi Schultz đã thực hiện một "chuyến tham quan" để lắng nghe những mối quan tâm của nhân viên.
Thời gian gần đây, Howard Schultz đã nói rằng “Starbucks cần một cuộc đại tu”.
Ông cho rằng: “Starbucks được hình thành ngày nay không được thiết lập để đáp ứng đầy đủ các hành vi, nhu cầu và kỳ vọng đang phát triển của các đối tác hoặc khách hàng của chúng tôi. Nó không được thiết kế cho tương lai mà chúng tôi mong muốn cho bản thân và cộng đồng mà chúng tôi phục vụ”.
Chính vì vậy, kế hoạch đại tu của Schultz bao gồm “cải thiện triệt để” trải nghiệm của nhân viên và thiết kế lại các cửa hàng. Schultz cũng cho rằng Narasimhan sẽ là người phù hợp cho công việc và sẽ “đưa Starbucks vào chương tiếp theo”.
Howard Schultz, người đang tạm thời tiếp quản Starbucks.
Schultz nói: “Ông ấy là một nhà lãnh đạo chiến lược và chuyển đổi với kinh nghiệm sâu sắc trong việc xây dựng các thương hiệu tiêu dùng mạnh mẽ. Ông ấy là thủ lĩnh mà chúng tôi đang tìm kiếm”.
Trong khi đó, Neil Saunders, nhà phân tích tại GlobalData Retail, cho biết việc bổ nhiệm là một “động thái tốt” dựa trên thành tích của Narasimhan tại thị trường nước ngoài và kinh nghiệm trong hoạt động bán lẻ.
“Một trong những nhiệm vụ của Narasimhan là đảm bảo rằng Starbucks sẽ vững vàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, Saunders cho biết.
Laxman Narasimhan là ai?
Laxman Narasimhan, 55 tuổi, người Ấn Độ. Ông tốt nghiệp Đại học Pune và đã hoàn thành bằng thạc sĩ về nghiên cứu tiếng Đức và quốc tế tại Viện Lauder tại Đại học Pennsylavania. Ông cũng có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Wharton của Đại học Pennsylvania.
Laxman Narasimhan người đang được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới cho "gã khổng lồ" đồ uống của Mỹ.
Công ty trước đây của Narasimhan, Reckitt Benckiser, là nhà sản xuất một số nhãn hiệu vệ sinh và sức khỏe có trụ sở tại Vương quốc Anh. Nhiều người sẽ không rõ về Reckitt Benckiser, nhưng có lẽ sẽ không thể không biết đến các thương hiệu bao gồm bao cao su Durex, sữa bột trẻ em Enfamil và siro cảm lạnh Mucinex.
Ông gia nhập Reckitt vào tháng 9 năm 2019 và chèo lái công ty vượt qua đại dịch COVID-19, điều này đã thúc đẩy doanh số bán các sản phẩm vệ sinh và sức khỏe của công ty. Ông cũng từng là giám đốc thương mại toàn cầu tại PepsiCo và cũng là người phụ trách các hoạt động của tập đoàn đối thủ lớn nhất của Coca-cola ở Châu Mỹ Latinh, Châu Âu và Châu Phi cận Sahara.
Narasimhan cũng đã từng là đối tác cấp cao của công ty tư vấn McKinsey & Company, nơi ông tập trung vào hoạt động tiêu dùng, bán lẻ và công nghệ của công ty ở Mỹ, châu Á và Ấn Độ.
Chính vì tầm vóc quan trọng của Narasimhan, sau hôm thứ Năm, Reckitt Benckiser, đã thông báo về việc từ chức Giám đốc điều hành của họ, cổ phiếu của Reckitt đã giảm 4%.