Sức khỏe

Sốt xuất huyết: Đừng để "chuyện muỗi" làm lớn!

Tóm tắt:
  • Mỗi 12 phút, một người trên thế giới tử vong vì sốt xuất huyết Dengue.
  • Việt Nam ghi nhận 16.607 ca sốt xuất huyết Dengue từ 14/12/2024 đến 17/02/2025.
  • Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam.
  • Dịch bệnh lan rộng từ miền Nam đến miền Bắc, không còn là vùng an toàn.
  • Sốt xuất huyết Dengue gây quá tải cho hệ thống y tế và ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội.

Những năm gần đây, sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc tốp những nước có số ca mắc cao, phạm vi dịch lan rộng hơn trước. Trên thế giới, trong năm 2024, sốt xuất huyết Dengue là một vấn đề nóng với kỷ lục mới khi số ca mắc được ghi nhận cao gần gấp đôi năm trước đó. Trong đó, chỉ riêng Brazil đã hơn 10 triệu ca mắc được ghi nhận. Bước sang năm 2025, tính đến ngày 15/2, Philippines đã hơn 43.000 ca, cao hơn 56% so với đỉnh dịch thông thường vào tháng 6, Lào cũng phát cảnh báo nguy cơ bùng phát sớm ngay từ đầu năm.

Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời, nếu tái nhiễm lần hai sẽ rất nguy hiểm vì tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu. Người bệnh có thể có những diễn tiến khó tiên lượng, với nguy cơ trở nặng cao hơn. Vì vậy, ngay cả người từng mắc sốt xuất huyết Dengue cũng không thể chủ quan trước căn bệnh này.

Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Sốt xuất huyết: Đừng để 'chuyện muỗi' làm lớn! ảnh 1

● Miền Nam: Nhiều năm liền là tâm dịch của cả nước

Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, năm 2024, khu vực phía Nam chiếm 41% trong tổng số 141.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn quốc. Nhiều năm liền, Miền Nam là điểm nóng sốt xuất huyết Dengue của cả nước. Trước đây, tại Đồng bằng sông Cửu Long, dịch chủ yếu bùng phát vào mùa mưa, nay đã lan rộng và gia tăng ngay cả trong mùa khô.

Đáng lo ngại, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho thấy, tính đến tuần 7 năm 2025, tại TP.HCM có 3.431 ca mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận, tăng 125,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ bùng dịch trong năm 2025. Hạn hán, xâm nhập mặn khiến nước ngọt khan hiếm, buộc người dân phải tích trữ nước, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi. Mưa trái mùa bất thường cũng góp phần làm tăng mật độ muỗi truyền bệnh.

● Miền Trung: Dịch bệnh lan rộng từ duyên hải đến Tây Nguyên

Trong những năm gần đây, dịch bệnh đang có xu hướng dịch chuyển ra miền Trung và Tây Nguyên. Nhiều năm liền, số ca mắc tại khu vực này gia tăng đáng kể, không chỉ ở các tỉnh duyên hải mà còn lan đến các vùng cao nguyên.

Mưa bão trái mùa, lũ lụt kéo dài ngay trong mùa khô là nguyên nhân chính khiến sốt xuất huyết Dengue gia tăng tại miền Trung. Như tình trạng ngập lụt ở Tây Hòa, Phú Yên tháng 2/2025, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi khiến dịch bệnh bùng phát. Ngay cả những khu vực mát mẻ như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông – vốn ít bị ảnh hưởng – trong năm 2024 cũng trở thành điểm nóng mới về sốt xuất huyết Dengue.

● Miền Bắc: Không còn là vùng an toàn trước sốt xuất huyết Dengue

Trước đây, miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của sốt xuất huyết, nhưng biến đổi khí hậu khiến mùa đông ngắn, mùa hè kéo dài hơn và nhiệt độ tăng cao đã tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi. Đồng thời, đô thị hóa nhanh, dân cư đông đúc, giao thương phát triển cũng thúc đẩy dịch bệnh lây lan.

Năm 2023, Hà Nội ghi nhận kỷ lục 36.795 ca mắc, cao gấp đôi TP.HCM. Đáng lo ngại, dù đang trong đợt rét đầu năm 2025, Hà Nội vẫn ghi nhận 137 ca. Đặc biệt, sốt xuất huyết Dengue đã lan đến các tỉnh miền núi - nơi mà nhiều năm trước đây chưa ghi nhận ca bệnh nào. Những năm gần đây, giao thương,đô thị hóa khiến 11 tỉnh vùng núi phía Bắc bắt đầu ghi nhận các vụ dịch sốt xuất huyết Dengue tại Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, trong đó Lào Cai phát hiện ca bệnh tại địa phương đầu tiên vào năm 2023 và có thêm 4 ca trong năm 2024.

Từ bệnh theo mùa mang tính cục bộ thành gánh nặng y tế

Theo nghiên cứu trên hệ thống PubMed (Mỹ) - cơ sở dữ liệu miễn phí cung cấp tài liệu khoa học đời sống và y sinh, trong số các người bệnh nhập viện do sốt xuất huyết Dengue, có 3,3 – 4,8% ca trở nặng có nguy cơ bị suy thận cấp (trong đó 14,1% phải chạy thận nhân tạo). Những trường hợp này còn có thể tiến triển thành suy thận mạn tính. Như trường hợp bé trai 11 tuổi ở Bình Chánh (TP.HCM) với bệnh nền béo phì, bệnh nhi đã nhập viện trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu, phải lọc máu liên tục vào đầu tháng 3/2025.

Dịch bệnh cũng gây quá tải lên hệ thống y tế. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không đủ năng lực điều trị ca nặng, buộc phải chuyển tuyến, tạo gánh nặng lên các bệnh viện (BV) lớn như BV Nhi đồng 1, BV Nhi Đồng 2, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Xanh Pôn…

Ngoài ra, sốt xuất huyết Dengue còn gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Chi phí điều trị cho những ca biến chứng nặng rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu. Người mắc sốt xuất huyết Dengue cần 1-2 tuần để bình phục, hoặc lâu hơn nếu có biến chứng nặng phải nhập viện. Trong thời gian này, người bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể chịu những cơn đau, sốt và mệt mỏi, cần được chăm sóc tích cực. Khi đó, không chỉ chính người bệnh mất khả năng lao động mà người thân cũng bị ảnh hưởng về công việc và thu nhập do phải chăm sóc người bệnh.

Sốt xuất huyết: Đừng để 'chuyện muỗi' làm lớn! ảnh 2

Hiện Việt Nam có phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue được quốc tế đánh giá cao, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Việc đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào sử dụng tại Việt Nam được kỳ vọng giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch, hạn chế ca nặng,giảm áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, kiểm soát dịch không chỉ dừng ở giám sát dịch tễ, kiểm soát véc-tơ hay nâng cao năng lực điều trị, mà còn cần sự chủ động từ mỗi cá nhân - đừng để “chuyện muỗi” trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Thông tin này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin; và không nên được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị một vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tật. Nó không nhằm mục đích thay thế cho việc tư vấn với bác sĩ. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Nội dung do Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam cung cấp, được Hội Y học Dự phòng Việt Nam phê duyệt về chuyên môn. C-ANPROM/VN/NON/0007, Mar 2025

Tổng hợp từ nguồn WHO, Bộ Y Tế, Sở Y Tế tại các tỉnh, thành và các nguồn chính thống khác.

P.V

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.