Chính vì lý do này, nhiều người thường đặt ra mục tiêu chọn các mẫu smartphone có tuổi đời sử dụng lâu nhất có thể, với thời gian hỗ trợ phần mềm là một phần trong lý do lựa chọn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, người dùng không nên kỳ vọng điện thoại của mình sẽ hoạt động tốt trong 5 - 7 năm kể từ ngày mua mới, đặc biệt trong thế giới Android.

Smartphone Android khó có thể vẫn dùng tốt sau 7 năm
ẢNH: AFP
Lời hứa cập nhật phần mềm không thực tế
Android từ lâu bị chỉ trích vì việc cung cấp các bản cập nhật phần mềm không kịp thời, đặc biệt khi so với iOS của Apple. Các bản cập nhật này không chỉ mang lại tính năng mới mà còn sửa lỗi và bảo mật quan trọng. Khi thiết bị không còn đủ mới để nhận cập nhật, đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc người dùng nên thay thế nó.
Nhiều điện thoại Android chỉ nhận được hỗ trợ phần mềm trong khoảng 3 - 4 năm, mặc dù một số nhà sản xuất như Google và Samsung đang nỗ lực cải thiện tình hình. Samsung đã công bố các mẫu Galaxy mới kể từ dòng Galaxy S24 sẽ nhận được 7 năm cập nhật hệ điều hành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dùng nên giữ điện thoại của mình trong khoảng thời gian dài như vậy.
Thời gian cập nhật không phải là tất cả
Mặc dù một số nhà sản xuất đã nhận ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ phần mềm lâu dài, nhưng thời gian hỗ trợ không phải là yếu tố duy nhất cần xem xét việc mua sắm smartphone. Thời lượng pin, hiệu suất và phần mềm cũng rất quan trọng.

Có nhiều yếu tố khác nhau quyết định việc mua sắm smartphone
ẢNH: REUTERS
Cho dù người dùng chọn điện thoại Pixel 9a hay Galaxy S25 Ultra, hiệu suất và thời lượng pin sẽ giảm dần theo thời gian. Đừng mong đợi sử dụng smartphone trong 7 năm chỉ vì nó được cập nhật lâu dài. Bối cảnh công nghệ sẽ thay đổi nhanh chóng và người dùng có thể sẽ cần nâng cấp trước khi hết thời gian hỗ trợ.
Sự tiến bộ của công nghệ smartphone
Thế giới smartphone đang thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của các kiểu dáng mới như smartphone gập và công nghệ AR/VR. Đến năm 2030, chắc chắn sẽ có những mẫu điện thoại mới thú vị mà người dùng muốn sở hữu. Mặc dù thời gian cập nhật và hiệu suất là rất quan trọng nhưng người dùng cũng cần cân nhắc đến sự phát triển của phần cứng và phần mềm.
Các nhà sản xuất thường giới hạn một số tính năng đặc biệt cho các mẫu điện thoại mới, điều này khiến cho các thiết bị cũ trở nên lỗi thời. Ví dụ, dòng Galaxy S25 sở hữu nhiều tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) mới mà Galaxy S23 không có. Điều này có thể khiến người dùng cảm thấy cần phải nâng cấp trước khi smartphone của mình ngừng nhận các bản cập nhật lớn.
Samsung vượt Apple thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới
Đâu là giải pháp tốt nhất
Thay vì kỳ vọng vào một chiếc smartphone có thể tồn tại trong nhiều năm, một giải pháp hợp lý là nâng cấp smartphone của mình khoảng 2 năm một lần. Mặc dù hỗ trợ vòng đời mở rộng là một bước tiến tích cực, tuy nhiên người dùng cần nhớ rằng các nhà sản xuất sẽ luôn tìm cách khuyến khích họ nâng cấp trước khi các bản cập nhật ngừng xuất hiện. Do đó, có lẽ người dùng không nên mua điện thoại Android mới với kỳ vọng rằng nó sẽ tồn tại trong 7 năm.