Trong đó, danh sách thoái vốn của SCIC có các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Nhiệt điện Quảng Ninh (Mã: QTP), Nhiệt điện Hải Phòng (Mã: HTP), Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC), CTCP Nhựa Bình Minh (Mã: BMP), Tổng công ty Licogi (Mã: LIC), CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex - Mã: AGM), CTCP Vật liệu xây dựng Bến Tre (Mã: VXB),...
Đáng chú ý, những cái tên "hot" cần triển khai bán vốn ngay trong năm ngoái như Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB), CTCP FPT (Mã: FPT), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã: NTP), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Mã: VGT), Tập đoàn Bảo Việt (Mã: BVH),... lại không xuất hiện trong danh sách năm nay.
Tháng 10 năm ngoái, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi SCIC về việc tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng CTCP Bảo Minh và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Giá trị SCIC sở hữu tại ba doanh nghiệp nói trên khoảng 1.121 tỷ đồng. Song thực tên, ba cái tên này đều không xuất hiện trong danh mục thoái vốn năm 2022.
Thực tế 3 tháng đầu năm, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 251 tỷ đồng, thu về 1.884 tỷ đồng, trong đó SCIC đã thực hiện bán vốn tại 6 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 69 tỷ đồng, thu về 475 tỷ đồng; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại CTCP Bưu điện với giá trị sổ sách 182 tỷ đồng, thu về 1.409 tỷ đồng.