Kỹ năng sống

Review 3 loại gia vị đặc sản Tây Bắc: Xưa giá chỉ vài nghìn, nay "phi mã" đến bạc triệu nhưng vẫn được nhiều người tìm mua

Những gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc luôn khiến nhiều người thao thức và nhớ đến bởi hương thơm khó quên. Sự góp mặt của các gia vị này giúp món ăn bật vị và đậm đà hương núi rừng Tây Bắc.

1. Mắc khén

Hằng năm, cứ độ tháng 11 về, vùng Tây Bắc lại tới mùa quả mắc khén. Từ lâu, mắc khén là loại gia vị được bà con nơi đây dùng để ướp, nêm nếm vào các món ăn cho thơm ngon hơn.

Các món nướng vùng cao hay các món thịt khô đều được người dân kết hợp với hạt mắc khén để làm gia vị. Không chỉ là bí quyết của bà con dân tộc miền núi Tây Bắc giúp món ăn thơm ngon hơn, các gia vị này còn loại bỏ mùi tanh của thực phẩm, đồng thời làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng. Người ta sử dụng nhiều mắc khén vì độ "chừng mực", không cay quá như ớt, không sặc mùi mạnh như tiêu mà chúng tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi rất kích thích vị giác.

Review 3 loại gia vị đặc sản Tây Bắc: Xưa giá chỉ vài nghìn, nay phi mã đến bạc triệu nhưng vẫn được nhiều người tìm mua - Ảnh 1.

Vì là đặc sản núi rừng không thiếu nên mắc khén giá rẻ, mua buôn tận bản chỉ vài nghìn đồng. Nhưng trên thị trường hiện nay, mắc khén được dùng nhiều trong ẩm thực nên giá cả cũng có phần "phi mã" lên đến vài trăm nghìn đồng. Trong các siêu thị, mắc khén khô hiện được bày bán dạng gói nhỏ 50g với giá 20.000 đồng.

Giá cả trên thị trường cũng có ít nhiều chênh lệch do các điều kiện thu mua mắc khén khác nhau. Khi mua, bạn cần chú ý xem hạn sử dụng và loại hạt đó được thu hoạch mùa cũ hay mùa mới, tránh mua phải hàng để lâu ẩm mốc không sử dụng được.

Review 3 loại gia vị đặc sản Tây Bắc: Xưa giá chỉ vài nghìn, nay phi mã đến bạc triệu nhưng vẫn được nhiều người tìm mua - Ảnh 2.

Món gà nướng mắc khén thơm nức. Ảnh: Internet.

2. Móc mật (hồng bì núi)

Móc mật, hay còn được gọi là mắc mật, hồng bì núi cũng là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc quen thuộc với mọi người. Móc mật được người ta sử dụng nhiều hơn khi cả lá non lẫn quả đều được tận dụng để làm gia vị. Đặc biệt, dùng cả lúc tươi lẫn lúc khô đều cho hương vị thơm ngon.

Loại gia vị móc mật này được sử dụng nhiều trong các món vịt quay và lợn quay của người Lạng Sơn. Bên cạnh đó, lá và quả móc mật cũng được dùng nhiều để ngâm măng chua mang lại vị khác biệt với các loại măng ngâm khác.

Review 3 loại gia vị đặc sản Tây Bắc: Xưa giá chỉ vài nghìn, nay phi mã đến bạc triệu nhưng vẫn được nhiều người tìm mua - Ảnh 3.

Quả móc mật nhìn qua có vẻ giống quả hồng bì nhưng nhỏ hơn. Lúc tươi, chúng cũng có vị hơi chua ngọt, có thể ăn được. Chúng cũng được dùng làm gia vị ướp các món ăn. Nhìn chung, người ta thường phơi khô, sấy khô loại quả này rồi nghiền nhỏ làm gia vị để dùng được lâu.

Một bịch móc mật khô 50g hiện có giá khoảng 30.000đ.

3. Hạt dổi rừng

Hạt dổi cũng là một loại hạt gia vị đặc sản của vùng Tây Bắc. Tên tuổi của loại hạt gia vị này đã vang danh khắp đất nước, len lỏi vào từng góc bếp của mọi nhà nhưng cũng không ít người còn chưa rõ công dụng của loại hạt này.

Review 3 loại gia vị đặc sản Tây Bắc: Xưa giá chỉ vài nghìn, nay phi mã đến bạc triệu nhưng vẫn được nhiều người tìm mua - Ảnh 4.

Món thịt nướng hạt dổi và mắc khén. Ảnh: Internet.

Đặc biệt, trong "tứ đỉnh" gia vị đặc sản Tây Bắc, hạt dổi có giá cao hơn cả. Trong đó, hạt dổi được thu hoạch từ vùng Lai Châu, Sơn La cho hương vị thơm ngon kỳ lạ. Uống sương và hít tinh khí trời đất núi rừng, sinh trưởng trong tự nhiên nên cây dổi vùng này lâu năm mới có thể cho quả và hạt. Khác với móc mật, dổi rừng chỉ thu hoạch được vài cân hạt mỗi mùa nên giá cả thường đắt đỏ.

Loại dổi rừng tự nhiên giá có khi lên đến vài triệu một cân. Hạt dổi được bà con dùng ướp thịt hoặc làm muối chấm. Khi xưa, hạt dổi người dân cũng chỉ dùng lẻ tẻ không đáng là bao. Nhưng khi chúng được nhiều người biết đến, thương lái tìm về tận bản mua nhiều nên giá ngày càng tăng mạnh.

Review 3 loại gia vị đặc sản Tây Bắc: Xưa giá chỉ vài nghìn, nay phi mã đến bạc triệu nhưng vẫn được nhiều người tìm mua - Ảnh 5.

Dổi rừng có hai loại là nếp và tẻ. Loại dổi nếp hạt nhỏ, màu vàng và đen, ăn thơm hơn. Loại dổi tẻ hạt to, màu đen nhưng không thơm bằng dổi nếp nên giá cả cũng rẻ hơn. Hiện trong các siêu thị bày bán hạt dổi đóng gói nhỏ 25g với giá 39.000 đồng.

Như đã nói, hạt dổi thường được dùng chung với mắc khén như "trời sinh một cặp" giúp món ăn có hương vị hoàn hảo. Chẳng hạn như lạp xưởng, thị trâu/bò/lợn khô hoặc món canh đặc sản Măng Pửng. Hạt dổi mua về nướng trên than hồng thơm lừng, mang giã nhỏ để ướp cùng món ăn, hương thơm đỉnh cao luôn đấy!

Cùng chuyên mục

Đọc thêm