Xã hội

Quảng Nam rà soát lịch sử dân cư, tập quán, giao thông... phục vụ đề án sáp nhập

Tóm tắt:
  • Quảng Nam rà soát thông tin địa phương phục vụ đề án sáp nhập tỉnh, bao gồm lịch sử, văn hóa, dân cư, giao thông và địa lý.
  • Ngày 14.4, ông Lê Văn Dũng ký kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Quảng Nam.
  • Mục đích nhằm tuyên truyền, quán triệt chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của chính trị và tạo sự đồng thuận từ nhân dân.
  • Đề án sắp xếp cần hoàn thiện và xin ý kiến cử tri trước khi trình HĐND tỉnh vào ngày 24.4.
  • Việc lấy ý kiến cử tri liên quan đến sáp nhập tỉnh và sắp xếp cấp xã phải hoàn thành trước ngày 20.4.

Ngày 14.4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Dũng, vừa ký ban hành kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Mục đích nhằm tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động, sự quyết tâm, thống nhất của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.

Đồng thời, tạo niềm tin, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và dư luận xã hội.

Quảng Nam lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã- Ảnh 1.

Trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Tỉnh Quảng Nam đặt ra nhiệm vụ, lộ trình, thời gian thực hiện xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Cụ thể, rà soát tổng hợp, hệ thống các thông tin của địa phương phục vụ xây dựng đề án gồm: lịch sử hình thành, văn hóa, dân cư, phong tục, tập quán, giao thông, địa lý.

Diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tài sản công; tổ chức chính trị, tổ chức hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các quy hoạch có liên quan...; thực hiện trong tháng 4.

Ngoài ra, xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tổ chức lấy ý kiến cử tri tại các đơn vị hành chính cấp xã liên quan. Trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp và hoàn thiện đề án và trình Bộ Nội vụ theo quy định; cơ quan chủ trì là Sở Nội vụ.

Thời gian xây dựng đề án, báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền, lấy ý kiến cử tri, trình HĐND tỉnh tại cuộc họp vảo ngày 24.4. Hoàn thiện, gửi hồ sơ, thủ tục về Bộ Nội vụ trước ngày 1.5.

Nội dung lấy ý kiến cử tri, gồm đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh liên quan đến phương án sắp xếp đơn vị hành chính sáp nhập Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.

Đối với đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh thì nội dung liên quan đến phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Hình thức lấy ý kiến là phát phiếu lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn cấp tỉnh thực hiện sắp xếp (đối với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh) và cử tri đại diện hộ gia đình ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp (đối với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã).

UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định phương án tổ chức thực hiện đảm bảo thời gian theo quy định.

Tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu việc lấy ý kiến cử tri liên quan đề án sáp nhập tỉnh và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện trước ngày 20.4.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Bộ Công Thương cho biết, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, bộ sẽ ký kết 4 thỏa thuận hợp tác để mở rộng kênh quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc.