Nói đến tâm hướng thiện, sống có đức, người bình thường đều cho rằng đó là quyên tiền tặng vật, làm người tốt, làm chuyện tốt… Nhưng còn một điều thường bị lãng quên, chính là nói lời hay, nhờ vật mới gặp được nhiều may mắn.
Trong cuộc sống này, có những người không phải tự nhiên mà thành công, đó là cả quá trình nỗ lực cố gắng. Và đương nhiên, họ phải biết đối nhân xử thế, nói những lời hay, làm nhiều việc tốt. Một số người hầu như không làm chuyện ác ý, không gây ra lỗi lầm, nhưng cuộc sống lại khó khăn muôn phần, làm gì cũng không suôn sẻ. Nguyên nhân đa phần là đến từ việc họ hay nói những lời khó nghe.
Vì vậy, muốn làm việc gì cũng suôn sẻ thì phải kiểm soát cái miệng của mình. Theo đó, con người không nên nói 5 lời dưới đây nếu muốn cuộc sống hạnh phúc, viên mãn:
1. Nói lời hà khắc
Nói lời hà khắc quá đáng, yêu cầu vô lý, khiến người khác khó lòng chấp nhận, cảm thấy áp lực, từ đó nảy sinh ác cảm, mối quan hệ thiếu đi tình người.
Một người cứ dùng kiểu lời này để đối nhân xử thế thì không chỉ làm chuyện khó thành, mà các mối quan hệ cũng dần rời xa.
Người thích nói lời hà khắc khó nghe, cuộc sống sẽ khó khăn trăm bề. Sự nghiệp thành công đòi hỏi nỗ lực của nhiều người, cả tập thể cùng nhau hoàn thành. Nếu bản thân chỉ thích một thân một mình, không cần những mối quan hệ thì xem như tiền đồ u tối, nhạt nhòa.
2. Ăn nói tục tĩu
Tố chất văn hóa của một người được đánh giá dựa trên cách họ ăn nói nhả chữ. Có người nói chuyện cực kỳ hàm hồ, muốn nói gì thì nói đó, còn thích đùa giỡn trêu ngươi.
Nói tục chửi bậy không những làm mất đi phong độ của bản thân, còn hủy hoại cả hình tượng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người lại không hề ý thức được điều này, nói không có điểm dừng và cho rằng nói ra những lời đó là vinh quang, tự hào (đặc biệt là những từ mang ý nghĩa xấu nhưng được phổ biến trên mạng xã hội). Thậm chí, không ít người còn cho rằng những lời này có thể gây cười, mang tính hài hước. Thế nhưng trong mắt đối phương, ấn tượng về bạn đã xấu đi rất nhiều.
3. Nói dối
Nói dối là một trong “ngũ giới” của Phật giáo. Người xuất gia không được nói dối. Tất cả đều phải dựa trên sự thật làm chứng cứ, thành khẩn làm người, chân thành hành sự. Đây mới là tác phong và thái độ cơ bản nên có của chúng ta.
Một người nếu không thể thành thật giữ chữ tín, lời nói ra khỏi miệng khó lòng làm được. Hoặc vì để hoàn thành mục tiêu của bản thân mà cố tình sử dụng những thủ đoạn lừa gạt ác ý, tự bịa ra những lời nói hoang đường để người khác tin tưởng, mê hoặc lòng người. Chỉ vì một chút lợi ích nhỏ nhoi của mình mà làm hại đến lợi ích to lớn của người khác. Hành vi hại người trục lợi này khiến kẻ tiểu nhân mất đi phúc phần sẵn có, hủy hoại hạnh phúc.
4. Nói ác ý
Con người sống trên đời nên có giới hạn đạo đức và nói năng chuẩn mực. Đồng thời, làm chuyện gì cũng nên nghĩ đến cảm nhận và lợi ích của người khác.
Người ta có câu: “Một lời nói tốt, ấm ba mùa đông; một lời cay độc; lạnh người sáu tháng”. Biết cách giao tiếp, nói lời hay ý đẹp cũng chính là bày tỏ sự tôn trọng và dịu dàng đến đối phương. Bản thân cũng nhận về sự tôn trọng xứng đáng.
Lời nói ra, cho dù vô ý hay cố ý, ác khẩu làm tổn thương người khác, thì bên chịu nhiều đắng cay nhất lại là bản thân. Mà loại đắng cay này là sự tổn thương vô hình, ảnh hưởng đến tinh thần, hủy hoại tương lai.
5. Nói hai lời
“Gặp người nói tiếng người, gặp quỷ nói tiếng quỷ”. Lời nói xa rời thực tế, khiến đôi bên đều ngộ nhận, nảy sinh mâu thuẫn và xung đột. Thế nhưng người nói những lời này chỉ đứng một bên xem thành quả mình đã gây ra mà cười cợt, ngư ông đắc lợi.
Kiểu người này chỉ có thể nhận về sự ghét bỏ, phẩm đức bại hoại, đương nhiên báo ứng nghiêm trọng chực chờ phía trước.
Nếu như đã có thói quen nói lời xấu này, cố gắng quay đầu là bờ, thay đổi hướng thiện để tích đức tích phúc.
(Nguồn: Zhihu)