Tài chính

PG Bank báo lãi tăng gần 40% trước thềm Petrolimex thoái vốn, 7 năm long đong với số phận "sáp nhập"

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - Mã: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt hơn 245 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ngân hàng, tăng đến 76% so với cùng kỳ, đạt gần 543 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng lần lượt 65% và 90% so với cùng kỳ. 

Các hoạt động khác và đầu tư chứng khoán giảm nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên không quá ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của ngân hàng do tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập hoạt động không quá lớn. Cụ thể, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư và lãi từ hoạt động khác giảm lần lượt giảm 46% và 56% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngân hàng cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng với chi phí dự phòng tăng đến 50% so với cùng kỳ, đạt 143 tỷ đồng. 

PG Bank kinh doanh ra sao trong các năm trước?

Nhìn về các năm trước đó, có thể thấy hoạt động kinh doanh của PG Bank tăng trưởng không quá ổn định khi lợi nhuận trước thuế bất ngờ sụt giảm năm 2019 trước khi lấy lại đà tăng trong hai năm sau đó.

 Nguồn: Phương Nga tổng hợp.

Là một trong những ngân hàng có quy mô nhỏ, tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của PG Bank chỉ đạt hơn 39.600 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cuối năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng nhẹ 0,9% lên hơn 700 tỷ đồng chủ yếu do nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng nhẹ. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đã tăng từ 2,52% lên 2,67%.

Với tỷ lệ này, ngân hàng vẫn nằm trong nhóm những nhà băng có tỷ lệ nợ xấu nội bảng cao trong hệ thống. Tại thời điểm 30/6/2022, PG Bank vẫn còn hơn 707,6 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt của VAMC.

Nguồn: Phương Nga tổng hợp. 

Mặc dù mức vốn điều lệ duy trì ở mức thấp 3.000 tỷ đồng nhưng PG Bank vẫn chưa có kế hoạch để tăng vốn. Năm 2022 lànăm thứ 12 liên tiếp PG Bank không tăng vốn điều lệ sau lần gần nhất là năm 2010 khi ngân hàng tăng vốn bằng phát hành cổ phần mới và chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

Long đong với số phận sáp nhập

Mặc dù kết quả kinh doanh không đột biến đặc sắc trong thời gian qua nhưng việc duy trì được doanh thu và lợi nhuận của PG Bank cũng đáng được ghi nhận khi ngân hàng đã trải qua nhiều năm "dai dẳng" với phương án sáp nhập với nhiều ngân hàng khác nhau.

Năm 2015 và 2016, Đại hội đồng cổ đông thường niên VietinBank đã thông qua giao dịch sáp nhập PG Bank vào VietinBank sau nhiều vòng đám phán với nhiều kỳ vọng. Các mức giá cũng đã được đưa lên bàn cân đong đó đếm. 

Tuy nhiên đến tháng 6/2017, PG Bank đã có công văn gửi VietinBank chính thức đề xuất dừng thực hiện giao dịch sáp nhập vì giao dịch kéo dài mà không có kết quả. Và ngay sau đó, HDBank lại lên tiếng cho biết sẽ thế chỗ VietinBank nhận sáp nhập PG Bank.

Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu khi đó được ước tính là 1: 0,621 tức 1 cổ phiếu PGBank hoán đổi bằng 0,621 cổ phiếu HDBank; 1 cổ phiếu HDbank được nhận thêm 0,116 cổ phiếu HDBank (mệnh giá 10.000 đồng/cp).

Thương vụ từng được kỳ vọng rất cao về tính khả thi và tưởng chừng như sắp thành công nhưng cuối cùng cũng phải dừng lại vào năm 2021 khi chưa đạt được kết quả gì. Thậm chí, ngay từ cuối năm 2020, nhiều đơn vị phân tích thị trường nhận định việc PG Bank sáp nhập vào HDBank gần như không thể xảy ra. 

 

 

 

Chia tay với HDBank, PG Bank lại dính nghi vấn tìm được đối tác mới khi liên tiếp hai nhân sự từng làm việc ở MSB, được bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng tại PG Bank:ông Nguyễn Phi Hùng làm Quyền Tổng Giám đốc PG Bank vàông Hoàng Xuân Hiệp - một nhân sự cao cấp từng làm việc tại MSB, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc PG Bank.

MSB cũng phải là đối tác xa lạ với PG Bank khi đến cuối năm 2018, ngân hàng vẫn là cổ đông lớn, sở hữu 9,98% vốn tại đây. Trong năm 2019, lãnh đạo MSB tuyên bố đã bán số cổ phiếu này với giá 13.000 đồng/cp, nhưng đến nay vẫn chưa rõ bên nào mua vào.

Tuy nhiên, nghi vấn này đã bị bác bỏ tại đại hội cổ đông MSB năm 2021.

Việc bán vốn của Petrolimex tại PG Bank lại nóng lên mới đây khi Ngân hàng Nhà nước chính thức phê duyệt việc cổ đông lớn này thoái hơn 40% vốn cổ phần tại ngân hàng. Tiết lộ tại đại hội cổ đông năm 2022, đại diện Petrolimex khẳng định có thể hoàn tất thoái vốn PG Bank trong năm nay.

Tại thời điểm cuối năm 2021, khoản đầu tư vào PG Bank của Petrolimex có giá trị gần 1.673 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ sở hữu 40,57%. 

 

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm