Kinh doanh

Ông Trump muốn đưa nhà máy, việc làm trở lại Mỹ, người Trung Quốc nói: Chả nơi nào chịu làm hơn 14 tiếng/ngày như chúng tôi

Tóm tắt:
  • Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu nhờ nguồn lao động đông đảo và giá rẻ.
  • Mỹ đưa ra thuế quan để thúc đẩy sản xuất trong nước, gặp phản ứng từ netizen Trung Quốc.
  • Công nhân Trung Quốc có động lực làm việc dài ngày để gửi tiền về quê.
  • Chi phí lao động Trung Quốc tăng do công nhân đòi điều kiện tốt hơn và chuyển ngành.
  • Chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác gặp khó khăn vì khác biệt văn hóa và hạ tầng.
 - Ảnh 1.

Tuyên bố thuế quan của Tổng thống Donald Trump nhằm đưa “việc làm và nhà máy” trở lại Mỹ vấp phải phản ứng của netizens Trung Quốc.

Họ tạo các video bằng AI, mô tả cảnh công nhân Mỹ đổ mồ hôi trên dây chuyền lắp ráp điện thoại. Các video nhấn mạnh rằng có Mỹ sẽ gần như không thể “copy” được lợi thế về lực lượng lao động – yếu tố đã đưa Trung Quốc thành công xưởng của thế giới trong hơn 2 thập kỷ.

Joshua Woodard, người sáng lập công ty tư vấn chuỗi cung ứng The Sparrows (Thâm Quyến), cho biết: “Trung Quốc có một loạt các yếu tố độc đáo trở thành nơi tốt nhất thế giới để sản xuất phần lớn những gì chúng ta tiêu thụ”.

“Có kỳ vọng hoàn toàn khác đối với văn hóa làm việc”, Woodard nói thêm. “Công nhân xa quê có động lực dành 12 giờ trong nhà máy để gửi tiền về nhà càng nhiều càng tốt”.

Ngành sản xuất hướng đến xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu phát triển vào những năm 1980, một phần là do nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Phần lớn trong số này là lao động từ nông thôn chuyển lên các thành phố.

Sau đó, Trung Quốc đã củng cố vị thế đó bằng chuỗi cung ứng hiệu quả và năng lực kỹ thuật, khiến nước này trở thành nơi cung cấp hàng hóa giá rẻ và nhanh chóng, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.

Tuy nhiên, nhiều chủ nhà máy cho rằng việc thu hút thế hệ công nhân mới đang trở nên khó khăn.

“Rất khó tìm công nhân giỏi. Nhiều lao động đang già đi”, một người quản lý tên Xu cho biết. “Nếu các nhà máy trả lương quá thấp, họ sẽ không thương lượng mà bỏ đi luôn”.

Lu Junhua, một công nhân 18 tuổi đến từ tỉnh Giang Tô, cho biết anh đã nghỉ 2 công việc tại một nhà máy kể từ khi đến Trường An (tỉnh Quảng Đông) cách đây vài tháng.

Lu cho biết ký túc xá của công nhân rất bẩn, không có máy lạnh và nước nóng. Lu được trả lương 15 nhân dân tệ (2,05 USD)/giờ, làm việc 6 ngày/tuần, mỗi ngày làm ít nhất 10 tiếng. Lu nói công việc khiến anh “kiệt quệ tinh thần”.

Nhiều công nhân trẻ Trung Quốc đang rời xa nhà máy để chuyển sang ngành dịch vụ, làm các việc như tài xế giao hàng và nhân viên nhà hàng.

Do chi phí ngày càng tăng vì người lao động đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và các nhà máy chuyển sang các ngành có giá trị cao hơn như ô tô, nhiều ngành thâm dụng lao động đã bắt đầu chuyển sản xuất hàng hóa giá rẻ sang các quốc gia khác như Ấn Độ, Malaysia và Bangladesh, nơi có giá nhân công rẻ hơn.

Năm 2009, chi phí lao động sản xuất trung bình ở Trung Quốc thấp hơn gần 20% so với Malaysia. Hiện nay, chi phí này cao hơn khoảng 30%, theo Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC.

Nhiều quốc gia như Ấn Độ có dân số đông và trẻ nhưng lại thiếu cơ sở hạ tầng tích hợp, lực lượng lao động lành nghề và chuỗi cung ứng hậu cần mạnh mẽ. Một số hiện đang tìm cách nhân rộng hệ thống ký túc xá từng góp phần vào sự bùng nổ sản xuất của Trung Quốc.

Nhưng các công nhân nhà máy Trung Quốc cho biết việc chuyển ngành công nghiệp sản xuất trở lại Mỹ sẽ gặp phải những rào cản văn hóa không thể vượt qua.

Huang Sheng, một nhân viên tuyển dụng nhà máy 33 tuổi ở Trường An, đã phản bác ý tưởng của ông Trump rằng người Mỹ sẽ làm những công việc sản xuất.

“Với hệ thống làm thêm giờ của chúng tôi, 14 tiếng/ngày là rất bình thường”, anh nói nói. “Nhiều quốc gia sẽ không thể làm được điều đó”.

Tham khảo: FT


Các tin khác

Bộ Công Thương lo xảy ra khiếu kiện khi hồi tố giá điện ưu đãi

Theo Bộ Công Thương, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều văn bản báo cáo bộ về phương án gỡ vướng điện năng lượng tái tạo, song các báo cáo chưa đảm bảo theo yêu cầu của Nghị quyết 233. Việc thu hồi giá điện ưu đãi không được các nhà đầu tư chấp thuận có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Bắt nhóm giật tài sản hơn 130 triệu đồng

Hai vợ chồng chở nhau bằng xe máy trên Tỉnh lộ 961, đoạn qua huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), bất ngờ bị 3 thanh niên đi xe máy áp sát giật túi xách rồi bỏ chạy, trong túi có tiền, vàng, điện thoại tổng giá trị hơn 130 triệu đồng.