Phong cách sống

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người giàu và người nghèo chỉ khác nhau ở 1 điểm, học 2 điều để rút ngắn khoảng cách

Inamori Kazuo, vị thần kinh doanh Nhật Bản đã đưa ra bí quyết thành công trong cuốn sách "Cách sống từ bình thường trở nên phi thường": kết quả của cuộc sống và công việc sẽ được đo bằng cách suy nghĩ, sự tâm huyết và năng lực. Tức là một người có đạt được mục đích mình đề ra hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố: lối tư duy, lòng nhiệt tình và khả năng của bản thân.

Trong công thức định nghĩa thành công mà Inamori Kazuo đưa ra, phạm vi giá trị của khả năng và sự nhiệt tình là từ 0 đến 100 điểm, còn của lối tư duy là -100 điểm đến +100 điểm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cách suy nghĩ trong việc hình thành con người. Khi một người có suy nghĩ , tư duy sai lầm, kết quả họ nhận được không đơn giản là con số 0, mà là một con số âm. Đó cũng là điểm khác biệt duy nhất giữa người có tiền và không có tiền.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người giàu và người nghèo chỉ khác nhau ở 1 điểm, học 2 điều để rút ngắn khoảng cách - Ảnh 1.

Thực tế, chúng ta luôn hành động theo thói quen, dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, cảm xúc của bản thân và hầu như không chủ động nghĩ cách để mọi thứ trở nên hoàn hảo hơn. Điều này sẽ khiến một người bị hạn chế, thu hẹp tư duy cũng như cuộc sống của mình.

Vậy làm thế nào để trở nên khác biệt, đẳng cấp hơn? Hãy làm theo 2 điều sau:

1. Học cách suy nghĩ logic, đa chiều

Tư duy đa chiều nghĩa là suy nghĩ từ nhiều phía, phân tích nguyên nhân của vấn đề, lập kế hoạch một cách có hệ thống và thực hiện công việc hợp lý và hiệu quả. Tư duy quyết định sự phát triển. Khi bạn học cách tư duy theo nhiều góc nhìn khác nhau, công việc của bạn sẽ được giải quyết triệt để, rạch ròi hơn, sự nghiệp cũng theo đó mà có xu hướng thăng tiến.

Mặt khác, khi bạn quen với việc tư duy logic, đa chiều, bạn sẽ không giới hạn bản thân trong các quy tắc hay định kiến xã hội, không bị ai “dắt mũi” vì bạn có chính kiến riêng, nhận thức của bạn được rộng mở nên nhìn nhận đúng sai sự việc rành mạch, sáng suốt, hành động đúng đắn, quyết liệt hơn.

2. Học cách tư duy “kim tự tháp”

Tư duy “kim tự tháp” sẽ giúp não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin hiệt quả nhất. Lối suy nghĩ này sẽ được thiết lập theo 3 cấp độ: Tư duy cơ sở, tư duy “ghi dấu” và tư duy cảm hứng.

Cụ thể, cấp độ đầu tiên cũng là nền tảng của tư duy là khi bạn cần lựa chọn tiếp nhận hay từ chối thông tin cơ sở từ gia đình một cách lý trí. Ví dụ, cách sống và suy nghĩ của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái, nhưng có những quan niệm đã lạc hậu, lỗi thời thì cần phải bỏ đi để tiếp nhận kiến thức mới phù hợp với thời đại.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người giàu và người nghèo chỉ khác nhau ở 1 điểm, học 2 điều để rút ngắn khoảng cách - Ảnh 2.

Như cố vấn Gschwandtner từng nói rằng “vun trồng hoa và ngưng tưới nước cho cỏ dại”, chọn lọc đối đối tượng đúng để có tầm nhìn cơ sở vững chắc sẽ là nền tảng cho những bước tiếp theo của tư duy.

Tiếp theo là cấp độ tư duy “ghi dấu”, đây là những tư tưởng bạn nhận được từ thầy cô, cố vấn hay tiền bối giàu kinh nghiệm, hay đơn giản là từ một cuốn sách, đoạn video, bài hát. Những bài học ấn tượng sẽ khắc ghi trong não bộ và thay đổi thói quen của bạn, trở thành tư liệu dẫn dắt suy nghĩ hoặc xu hướng tiếp thu kiến thức của bạn sau này.

Tóm lại, những gì đắt giá mà bạn được học bằng tư duy “ghi dấu” có thể sẽ thay đổi cuộc sống của bạn.

Tư duy khơi nguồn cảm hứng là cấp độ cao nhất của mô hình tư duy “kim tự tháp”, vượt qua cả những suy nghĩ cơ sở và những bài học mà bạn tích lũy trong cuộc sống. Cảm hứng là thứ dẫn dắt bạn đi theo hướng khác biệt với người khác, giúp bạn khám phá được bản thân, hiểu chính mình và nảy ra những ý tưởng mới. Nói cách khác, đó là tiếng gọi trong tiềm thức của bạn.

Khi tập trung vào nguồn cảm hứng, bạn sẽ làm chủ chính mình cũng như những việc mình làm, từ đó tìm ra những định hướng tốt hơn trong cuộc sống.

(Theo Zhihu)


Cùng chuyên mục

Đọc thêm