Tài chính

Niềm tin kinh tế lung lay, các chuyên gia hàng đầu thế giới tiếp tục gióng hồi chuông cảnh báo suy thoái

Niềm tin kinh tế lung lay, các chuyên gia hàng đầu thế giới tiếp tục gióng hồi chuông cảnh báo suy thoái - Ảnh 1.

Đầu năm nay, một số dữ liệu tích cực bất ngờ đã khơi dậy niềm lạc quan về nền kinh tế. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, mọi thứ đã phai nhạt sau tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng. Điều này đang bào mòn niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Một loạt các tên tuổi lớn ở Phố Wall và các chuyên gia đang đưa ra những cảnh báo mới về một cuộc suy thoái tiềm tàng. Tình trạng này có thể làm tê liệt doanh thu của các công ty và khiến cổ phiếu lao dốc.

“Vua trái phiếu” Jeffrey Gundlach, nhà kinh tế David Rosenberg, Mike Wilson của Morgan Stanley và giáo sư Jeremy Siegel của Wharton là những người gióng lên hồi chuông cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Tại Phố Wall, vẫn có những chuyên gia bày tỏ sự lạc quan. Ví dụ như nhà đầu cơ bán khống nổi tiếng Jim Chanos cho rằng tiệc tùng và những cuộc chơi tại sòng bạc ở Las Vegas có thể là một tín hiệu cho thấy suy thoái kinh tế chưa đến.

Tuy nhiên, những bình luận mới nhất từ các chuyên gia có tiếng nói đang thể hiện sự thận trọng về rủi ro kinh tế gia tăng. Dưới đây là tổng hợp các cảnh báo suy thoái kinh tế từ các nhà đầu tư, nhà phân tích và các chuyên gia.

“Vua trái phiếu” Jeffrey Gundlach - CEO DoubleLine

Nhà đầu tư kỳ cựu cho biết những cơn gió ngược về kinh tế đang hình thành. “Chúng ta đã nói về vấn đề này được một thời gian, và tôi nghĩ rằng suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong vài tháng nữa”.

Mike Wilson - Giám đốc chiến lược chứng khoán Mỹ của Morgan Stanley

Ông Wilson nói với Bloomberg TV rằng thị trường đang trải qua giai đoạn mà ông gọi là suy thoái luân phiên (rolling recession). Ông lưu ý thêm rằng thị trường chứng khoán đang đối mặt rủi ro suy giảm cao nhất trong năm qua.

David Rosenberg - Chủ tịch Rosenberg Research

Nhà kinh tế học kỳ cựu đăng trên Twitter: “Không có suy thoái sao? Nhìn vào lợi nhuận của các doanh nghiệp thì câu trả lời sẽ là có. Lợi nhuận trước thuế của quý IV giảm 18% và đã giảm 2 quý liên tiếp. Đây cũng là quý đầu tiên kể từ quý 2/2020 chúng ta có lợi nhuận trước thuế giảm so với cùng kỳ năm trước.

Công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock

Chiến lược gia trưởng Wei Li tại BlackRock viết trong một báo cáo: “Các ngân hàng trung ương đang phải đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chứng kiến suy thoái nhưng không cắt giảm lãi suất. Chúng tôi đồng ý với điều đó”.

Bà cho biết năm nay Fed sẽ không cắt giảm lãi suất. Đó là kịch bản cũ khi các ngân hàng trung ương vội vã giải cứu nền kinh tế mỗi khi suy thoái xảy ra. Giờ đây, họ đang gây ra suy thoái để chống lại lạm phát leo thang. Điều đó khiến việc cắt giảm lãi suất khó xảy ra.

Giáo sư Jeremy Siegel của trường Wharton

Ông bình luận rằng nguy cơ suy thoái rõ ràng đang tăng lên. Dữ liệu kinh tế tuần trước không đồng nhất. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh gần 200.000 đơn, nhưng báo cáo hàng tiêu dùng lâu bền lại yếu.

Nhà kinh tế học Robert Shiller tại Đại học Yale

Ông cho biết: “Chúng ta có những người tài giỏi trong Fed và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen mà tôi ngưỡng mộ. Họ có thể sẽ phải chấp nhận một phần của suy thoái”.

Theo MI

Cùng chuyên mục

Đọc thêm