Kỹ năng sống

Những loại rau củ

Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người nên ăn ít nhất 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày vì như vậy sẽ có tác dụng giảm đến 20% nguy cơ ung thư. Điểm chung của rau xanh, trái cây là chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất do đó có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, tạo nên hàng rào phòng thủ.

Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý vì chúng có ít calo và chất béo tự, và bằng chứng cho thấy bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, một số loại ung thư và béo phì.

3 loại hoa quả dưới đây lại cần tuyệt đối tránh vì nó có khả năng "nuôi lớn" tế bào ung thư:

Hoa quả mốc, dập nát

Nếu phát hiện hoa quả có dấu hiệu bị dập nát, có nấm mốc hoặc đổi màu thì mạnh dạn vứt bỏ. Dù chúng mới chỉ có dấu hiệu thối hỏng nhẹ, ăn vào thấy mùi vị không khác biệt, nhưng thực tế độc tố aflatoxin bên trong nó lại đang làm hại gan và các tế bào của bạn cực nhiều.

Aflatoxin là một chất có độc tính cao do các loại nấm mốc như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sinh ra, độc tính gấp 68 lần asen, chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư. Và chất có độc tính cao này hiện diện rộng rãi trong các loại ngũ cốc và các loại hạt bị mốc.

Rau quả bị phụ tẩm hóa chất

Rau xanh và trái cây thường được các chuyên gia y tế khuyến khích tăng cường trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, cần cảnh giác với những loại hoa quả, rau xanh đã bị "tắm mình" bởi những loại hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu), hóa chất kích thích tăng trưởng hoặc là chất bảo quản rất nguy hiểm.

Hầu hết những loại hóa chất này đều nằm trong nhóm chất độc, bị cấm sử dụng cho quá trình trồng trọt các loại rau, hoa quả bởi những ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe con người, trong đó có tình trạng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Dưa chua, cà muối, hành nén… là món ăn phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Đó không chỉ là thói quen mà còn vì các món này giúp bữa ăn thêm phần đa dạng, kích thích sự ngon miệng và giải ngấy cực tốt.

Tuy nhiên, để tạo thành đồ muối chua, chúng ta phải sử dụng rất nhiều muối. Trong quá trình muối chua hay lên men, chúng sẽ hình thành nitrit, đây là thành phần nguy hiểm nằm trong "danh sách đen" gây ung thư gan và các cơ quan nội tạng khác.

Một số loại rau củ lại ẩn chứa độc tố nguy hiểm, có thể gây ung thư hay tử vong nếu chúng ta ăn quá nhiều:

Ớt

Capsaicin chính là chất tạo ra vị cay khi ăn ớt. Trong y khoa Capsaicin được liệt kê vào hàng độc dược. Khi ăn với một lượng vừa phải ớt sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh, đồng thời giúp ăn ngon miệng hơn nhưng ăn quá nhiều ớt có thể gây tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh và làm nghiêm trọng thêm một số bệnh đã mắc phải như dạ dày, viêm da, viêm gan…

Khoai tây mọc mầm

Nhiều người khi thấy khoai tây mọc mầm vì tiếc thường sẽ chỉ cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng. Tuy nhiên điều này là sai lầm, ăn khoai tây mọc mầm vào cơ thể sẽ dễ bị ngộ độc. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm thường có các biểu hiện như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt làm trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Tuy nhiên, do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên chuyện ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.

Dù vậy, mọi người tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trường hợp củ khoai mới nảy 1-2 mầm nhỏ, nếu bỏ cả đi thấy phí thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin tập trung ở đây rồi mới được nấu ăn.

Gừng thối, dập

Gừng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy gừng bị thối, nhũn dập thì không nên ăn bởi khi ấy gừng đã không còn an toàn.

Khi gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên gọi safrole. Đây là loại độc tố mạnh, khi vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan. Nếu thường xuyên ăn gừng thối, dập có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Bí đỏ già, để lâu

Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Đậu ván

Đậu ván (Kidney bean), thành phần độc tố chủ yếu trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi lạnh đông trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn.

Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Nói chung sẽ có triệu chứng sau bữa ăn chừng 1 – 4 giờ đồng hồ, biểu hiện hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy.

Cách chế biến: Luộc chín vớt cái (đổ nước luộc), đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.

Dưa muối còn xanh

Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.

Sắn chưa nấu chín

Sắn là thực phẩm rất quen thuộc với người Việt, nó còn là lương thực chủ yếu ở một số nước đang phát triển, cung cấp thức ăn cho hơn nửa tỷ người. Tuy nhiên việc chế biến sắn không đúng cách có thể khiến cho chất cyanide trong sắn gây ra ngộ độc xyanua cấp tính, tê liệt thân hoặc thậm chí tử vong.

Củ cải trắng

Củ cải trắng có chứa độc tố furocoumarins, đặc biệt phần vỏ có chứa lượng lớn độc tố này. Nếu ăn phải có thể gây ra đau dạ dày, rát bỏng trên da và nổi mề đay phần mặt, đùi. Có thể loại bỏ chất độc này bằng cách nấu kỹ.

Mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn phải chất này, người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức. Vì vậy, nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Cà chua xanh

Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Những sai lầm khi chế biến rau củ dễ gây ung thư

Nấu chín kỹ

Áp dụng gượng ép theo các công thức nấu ăn chưa hẳn đã là chế biến rau củ đúng cách. Một trong những lỗi cơ bản khi vào bếp là chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao quá lâu. Điều này sẽ làm mất phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng. Luộc rau quá kỹ cũng khiến các vi chất dinh dưỡng như vitamin B và C bị hòa tan trong nước và thẩm thấu ra ngoài một cách lãng phí.

Nướng trên than

Mặc dù rất nhiều người yêu thích hương vị của các món nướng, nhưng rau củ được làm chín ở nhiệt độ quá nóng và khô có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng bên trong. Điều tồi tệ nhất là khi nướng bị cháy đen, có mùi khét, đây là dấu hiệu cho thấy rau củ đã bị biến hóa thành chất benzopyrene, một tác nhân gây ung thư thường được tìm thấy trong khói thuốc lá.

Không chỉ đối với món nướng, khi rau củ được xào ở nhiệt độ quá cao cũng làm biến đổi các chất chống oxy hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Bỏ đi những bộ phận giàu dinh dưỡng

Một lỗi phổ biến mà rất nhiều người mắc phải, là quẳng vào thùng rác những bộ phần giàu chất dinh dưỡng có trong rau, củ: cuống, lá của súp lơ xanh, vỏ quả dưa chuột và khoai tây,… Giờ đây, bạn nên thay đổi cách thức nấu ăn của mình để giữ lại các thành phần giàu dinh dưỡng này. Vỏ, lá và thân cây thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà các bộ phận khác không có. Chúng cũng có hàm lượng vitamin cao hơn hẳn các bộ phận khác.

Lạm dụng việc sử dụng rau, củ

Các loại rau, củ, quả cần là nguyên liệu chính của bữa ăn, thay vì chúng chỉ là phương tiện để tiêu thụ các thực phẩm giàu protein và chất béo. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần ăn các món ăn có nguyên liệu rau, củ là đủ tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Thức ăn nhanh hoặc các món ăn tương tự thực chất chỉ có một phần rất nhỏ là rau, củ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ thành phần món ăn thay vì chỉ nghe tên gọi, cách tốt nhất là mua thực phẩm tươi sống và tự chế biến chúng.

Rửa rau, củ qua loa

Hầu hết tất cả các loại rau, củ đều có nguy cơ chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu, gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường rửa qua loa, thậm chí không rửa những loại quả có lớp vỏ ngoài tưởng chừng như sạch sẽ là hoàn toàn sai lầm. Ăn phải những loại hóa chất này có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí phải đi cấp cứu. Điều tồi tệ nhất là các chất này không dễ dàng được đào thải, chúng tích tụ dần dần trong cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo các nhà nghiên cứu, sau khi gây ra các triệu chứng ban đầu, các chất độc hại sẽ bước vào giai đoạn ngủ đông, ngấm vào máu, làm chậm quá trình trao đổi chất và tiêu hao năng lượng.

Vì vậy, ngay cả khi mua rau, quả hữu cơ ở những địa chỉ uy tín, bạn vẫn nên ngâm 10 -15 phút trước khi sử dụng và rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần để chắc chắn rằng đã loại bỏ tối đa các chất độc hại.

Tuyệt đối không kết hợp với chất béo

Nếu bạn hoàn toàn nói không với chất béo trong chế độ ăn uống là sai lầm. Theo nghiên cứu của trường Đại học bang Ohio, Mỹ, kết hợp một chút chất béo trong quá trình chế biến các loại rau, củ, quả có màu đỏ, vàng, cam và xanh có thể giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ chất chống ung thư, các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch như lycopene và beta-carotene.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ thêm 6gr chất béo khi chế biến rau, củ sẽ giúp cơ thể hấp thụ một cách tối đa chất dinh dưỡng. Vì vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu bổ sung thêm một nửa quả bơ hoặc 2 thìa canh dầu Oliu để món salad của bạn thêm thơm ngon và bổ dưỡng.

Chỉ ăn các loại rau, củ sống

Đa số các loại rau, củ bị mất đi một phần chất dinh dưỡng khi chế biến hoặc hòa tan với nước luộc. Nhưng theo Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm quốc tế, các loại rau, củ có màu đỏ và cam được hấp thụ tốt nhất khi nấu chín. Theo nghiên cứu của trường Đại học Cornell, Mỹ, cà chua được nấu chín làm tăng lượng lycopene, chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật. Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình nhiệt sẽ làm mềm các thành tế bào của thực vật, cho phép dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Bởi vậy, một người nội trợ thông minh cần tìm hiểu cách chế biến phù hợp nhất với từng loại thực phẩm.

Ép củ, quả làm mất chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng khác

Hãy từ bỏ thói quen uống nước ép trái cây, rau củ thay vì ăn chúng một cách trực tiếp đi! Sau khi ép, các loại rau, củ này sẽ bị mất một lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải nghiền nát rau, củ, quả, bạn hãy sử dụng chiếc máy say sinh tố và không bỏ đi bất cứ thành phần nào.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm