Doanh nghiệp

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 1.

Theo thông tin từ Forbes, GoTo Group – công ty mẹ của hãng gọi xe Gojek dự kiến huy động được 1,1 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng diễn ra vào ngày 11/4. Thương vụ này hứa hẹn là một trong những đợt IPO lớn nhất châu Á trong năm nay. Với giá IPO 338 rupia/cổ phiếu, định giá của GoTo – công ty ra đời năm ngoái từ sự hợp nhất giữa Gojek và sàn thương mại điện tử Tokopedia – vào khoảng 27,8 tỷ USD. (Ảnh: AP/Getty Images)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 2.

Trước đó, tháng 5/2021, 2 startup hàng đầu Indonesia thông báo hợp nhất để tạo ra một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Thông qua sự hỗ trợ của các cổ đông gồm Google và Alibaba, Gojek và Tokopedia thành lập một liên doanh có tên GoTo Group. Tập đoàn công nghệ này cung cấp mọi dịch vụ từ gọi xe, thanh toán kỹ thuật số đến thương mại điện tử. (Ảnh: Nikkei Asia)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 3.

Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay tại Indonesia. Trong thông cáo chung, Gojek và Tokopedia cho biết thương vụ hợp nhất có giá trị khoảng 18 tỷ USD sau các cuộc đàm phán. Trong đó, cổ đông Gojek nắm 58% cổ phần tại GoTo Group, phần còn lại thuộc về Tokopedia. (Ảnh: Bloomberg)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 4.

Gojek được Nadiem Makarim và một số người bạn đồng sáng lập vào năm 2010 với 20 tài xế. Nadiem Makarim sinh năm 1984, trong một gia đình có ông nội là anh hùng giải phóng dân tộc của Indonesia và bố là luật sư nổi tiếng. “Ngay từ nhỏ, họ luôn nhắc nhở tôi rằng, dù đi học ở nước ngoài, tôi nên trở về quê hương và làm điều gì đó cho đất nước vì đó là nơi kết nối chúng tôi thành một gia đình”, Makarim chia sẻ với tờ Inc Southest Asia. (Ảnh: Nikkei)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 5.

Dù cùng lớn lên, hàng ngày vui đùa với con cái của những người lái xe và giúp việc, Makarim được coi là "sản phẩm" của nền giáo dục toàn cầu. Ông học tiểu học tại Jakarta (Al Izha), trung học ở New York (Dalton School), trung học phổ thông ở Singapore (United World College) và là sinh viên Đại học Brown trong top trường Ivy League của Mỹ. (Ảnh: Bloomberg)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 6.

Năm 2006, Makarim trở về Jakarta và làm việc cho Tập đoàn McKinsey. Ba năm sau, ông trở lại Mỹ theo học Trường kinh doanh Havard. Kỳ nghỉ hè năm 2010, Makarim về thăm quê nhà Jakarta và tìm thấy cảm hứng trong các góc phố hỗn loạn, ngập tràn khói bụi - nơi ông thoải mái chia sẻ những điếu thuốc lá cũng như chuyện trò với những người lái xe ôm, thường được gọi là ojeks trong tiếng địa phương. (Ảnh: Getty Images)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 7.

Makarim nhận ra những người lái xe này phải dành tới 3/4 thời gian một ngày để chờ đợi khách. Họ cũng làm việc độc lập và không gắn bó với tổ chức nào cả. Vì không có mức giá rõ ràng, một số lái xe đòi tới 4 USD cho một quãng đường rất ngắn. Makarim vẫn thường xuyên sử dụng phương tiện này nhưng với nhiều người dân Jakarta, ojeks là lựa chọn cuối cùng để di chuyển trên những con đường tắc nghẽn. (Ảnh: Bloomberg)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 8.

Để chuyên nghiệp hóa hoạt động của ojeks, ngay trong năm đó Makarim cùng 3 người bạn bao gồm Brian Cu, Michaelangelo Moran và Jurist Tan mở một văn phòng Gojek ở Jakara, với 20 lái xe đầu tiên. Tuy nhiên vì không có đủ vốn để hoạt động, Gojek chỉ là công việc bán thời gian của Makarim và bạn bè. (Ảnh: Bloomberg)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 9.

Sau khi hoàn thành chương trình MBA tại Harvard, Makarim làm việc cho một số startup khác để có thêm thu nhập. Ông từng có 10 tháng đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành cho Zalora Indonesia và một năm làm giám đốc sáng tạo cho Kartutu, một công ty chuyên về thanh toán. Những người bạn thân thiết khuyên Makarim nên tập trung toàn thời gian cho Gojek. (Ảnh: Nikkei).

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 10.

Năm 2014, khi thế giới bắt đầu chú ý đến sự phát triển của các ứng dụng gọi xe, Makarim huy động thành công vốn từ quỹ đầu tư NSI Ventures của Singapore. Với nguồn dữ liệu có được sau 4 năm, tháng 1/2015, Gojek chính thức thành lập dưới dạng một công ty cung cấp ứng dụng công nghệ, được điều hành bởi Makarim và Moran. Hai người còn lại đã bán lại cổ phần của công ty. (Ảnh: Nikkei)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 11.

Thời gian sau đó là giai đoạn phát triển "thần kỳ" của Gojek. Trong vòng một năm, ứng dụng của công ty được tải về 7,5 triệu lượt, số lượng lái xe trong mạng lưới tăng từ 500 lên 200.000. Đến giữa năm 2017, Gojek đạt 40 triệu lượt tải với 10 triệu người sử dụng trung bình mỗi tuần, chiếm 50% hoạt động vận tải của Indonesia nói chung và 95% thị trường giao nhận đồ ăn nói riêng, theo chia sẻ của Makarim. (Ảnh: Nikkei)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 12.

Từ ứng dụng gọi xe ôm, Go-Jek phát triển thành một hệ sinh thái cung cấp hàng loạt dịch vụ: Vận chuyển và Logistics; Thực phẩm và tiêu dùng nhanh; Thanh toán; Nhu cầu hàng ngày; Tin tức và giải trí... (Ảnh: Gojek).

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 13.

Một trong những người bạn đồng môn của Makarim tại Harvard chính là Anthony Tan – đồng sáng lập và CEO của Grab. Cùng đến từ Đông Nam Á, 2 người dễ dàng bắt chuyện và dần trở nên thân thiết. Sau khi hoàn thành chương trình MBA, cả Makarim và Anthony đều trở về quê nhà khởi nghiệp với mô hình tương tự Uber và đạt được những thành công nhất định. Hai người bạn thân ngày nào đã trở thành đối thủ trên thị trường gọi xe đầy khốc liệt. (Ảnh: Fortune)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 14.

Xét về cả tiềm lực tài chính và tên tuổi người chống lưng, cuộc đối đầu của Grab và Gojek có thể được xem là "kẻ tám lạng, người nửa cân". Grab được sự hậu thuẫn lớn từ Didi Chuxing (Trung Quốc) và Tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản). Trong khi đó, danh sách những nhà đầu tư vào Gojek xuất hiện những gã khổng lồ công nghệ như Tencent hay Google. Cả Grab và Gojek sau đó đều trở thành "siêu kỳ lân" (định giá từ 10 tỷ USD) của Đông Nam Á. (Ảnh: TechInAsia).

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 15.

Tháng 10/2019, Nadiem Makarim từ chức CEO của Gojek để tham gia nội các của Tổng thống Indonesia, Joko Widodo. Andre Soelistyo, Chủ tịch Gojek và Kevin Aluwi, đồng sáng lập công ty sau đó cùng lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện Andre Soelistyo cũng là CEO GoTo Group. (Ảnh: Bloomberg).

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 16.

Trước khi về chung nhà với Tokopedia, Gojek được cho là đã đàm phán với Grab về chuyện sáp nhập nhưng thương vụ này cuối cùng không thành công. Theo Nikkei, trong điều khoản thoả thuận, Grab đã đặt yêu cầu nhà sáng lập Anthony Tan sẽ là "CEO trọn đời" của công ty sau sáp nhập với Gojek. Yêu cầu này vấp phải phản ứng của một số nhà đầu tư. (Ảnh: Nikkei)

Nhìn lại Gojek trước thềm IPO: Từ công ty với 20 tài xế đến ‘siêu kỳ lân’ Đông Nam Á - Ảnh 17.

Đầu tháng 12 năm ngoái, Grab niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) Altimeter Growth. Tuy nhiên, cố phiếu của công ty này giảm mạnh từ thời điểm đó đến nay. Trong khi đó, công ty mẹ của Gojek cũng quyết định IPO tại thị trường trong nước bất chấp những biến động gần đây trên thị trường tài chính. (Ảnh: Grab)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm