Một đứa trẻ đang vui vẻ, hoạt bát hoặc trầm tĩnh bỗng nhiên thay đổi ngược lại, trẻ bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi ăn uống. Trẻ tỏ ra chán nản, bi quan, tiêu cực... Trẻ nói bóng gió về tự sát, hoặc nói cảm thấy mình không có giá trị, không có ý nghĩa với cuộc đời...Đó là những dấu hiệu gợi ý về bệnh trầm cảm mà bố mẹ cần quan tâm đến con hơn.
Đáng nói, chỉ cần một chút lơ là, chỉ cần đôi lần gạt đi không thực sự quan tâm tới cảm xúc của con trẻ thì bi kịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua, dư luận đã phải chứng kiến liên tiếp những vụ thương tâm liên quan đến các em học sinh. Song, nguyên nhân nào khiến trẻ nghĩ quẩn? Làm thế nào để những sự việc đó không tái diễn. Người lớn, các bậc phụ huynh, thầy cô, bạn bè và xã hội nên làm gì để nhận diện, hỗ trợ và can thiệp trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực này?
Câu trả lời sẽ được BSCKII Nguyễn Hoàng Yến, BS Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch mai và nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú giải đáp trong CHUYỆN KHÓ CÓ BÁC SĨ "NHẬN DIỆN VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO KHI CON BỊ TRẦM CẢM".
Chương trình được phát sóng trên fanpage Soha.vn, Kenh14.vn, Afamily.vn, Cafebiz, CafeF, Kinglive và MXH Lotus vào lúc 14h, ngày 12/4/2022. Kính mời quý độc giả đón xem chương trình!
Mời độc giả đặt câu hỏi livestream "NHẬN DIỆN VÀ XỬ TRÍ THẾ NÀO KHI CON BỊ TRẦM CẢM" và theo dõi livestream của chúng tôi.