Để có được một công việc, "ải" đầu tiên mà ai cũng phải vượt qua đó là đi phỏng vấn. Các buổi phỏng vấn ngày nay không đơn thuần chỉ hỏi về những kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm của ứng viên nữa. Bổ sung thêm, bên ngoài những thông tin như thể "luận binh trên giấy" kia thì các nhà tuyển dụng thời nay còn có nhu cầu tìm hiểu sâu về nhiều khía cạnh khác của ứng viên. Ví như: tính cách, tư duy, khả năng thích nghi, xử lý tình huống, EQ,... Mà để có thể đào sâu vào những phương diện đó, buộc nhà tuyển dụng phải áp dụng những câu hỏi mẹo nằm ngoài kiến thức chuyên môn. Đó cũng chính là lý do vì sao độ khó của các cuộc phỏng vấn xin việc ngày nay lại cao hơn rất nhiều so với khi xưa, dẫn đến việc khó lòng xin được việc của dân công sở.
Cái gọi là tài năng cũng có những định nghĩa khác nhau cho từng vị trí khác nhau trong các công ty khác nhau. Vì vậy, các tiêu chí phỏng vấn truyền thống như trí thông minh đơn giản hay trình độ học vấn đã không còn đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng nữa.
Mai là một sinh viên đại học sắp tốt nghiệp, cô ấy xinh đẹp, còn học rất giỏi, khi còn đi học, cô ấy đã có thể vừa làm vừa học để tự trang trải cuộc sống. Không chỉ giúp gia đình nhẹ bớt gánh nặng mà còn tích lũy cho bản thân được rất nhiều kinh nghiệm làm việc.
Sơ yếu lý lịch của Mai có lợi thế hơn nhiều so với sơ yếu lý lịch của các sinh viên khác, vì vậy Mai cũng nhận được nhiều lời mời phỏng vấn hơn mọi người. Vài ngày trước, một công ty lớn đã gửi lời mời phỏng vấn cho Mai. Mai cũng như bao người, chuẩn bị thật tốt và đến phỏng vấn đúng giờ.
Nhưng không ngờ, ngay sau khi Mai hoàn thành xong phần tự giới thiệu thì nhà tuyển dụng đã ngay lập tức hỏi: "Dưới chân bạn có tờ 20 ngàn đồng và tờ 200 ngàn đồng, bạn sẽ nhặt tờ nào?"
Ứng viên đầu tiên là một thanh niên, anh ta phản ứng rất nhanh và nói: "Tờ 200! Con nít cũng sẽ chọn như vậy." Nhà tuyển dụng mỉm cười và nhìn sang ứng viên thứ hai.
Ứng viên thứ hai cũng là một thanh niên, anh suy nghĩ một chút rồi nói: "Tôi không nhặt, cho dù là bao nhiêu tiền, nếu nhặt lên mà để người khác nhìn thấy thì rất là mất mặt!" Sau khi nghe câu trả lời của anh ấy, nhà tuyển dụng chỉ gật đầu và nhìn sang người thứ ba.
Ứng viên thứ ba là một cô gái trẻ xinh đẹp, cô ấy nói: "Tôi nhặt cả hai, 20 hay 200 thì đều là tiền, cũng đâu có ai đứng đó giám sát, vì sao tôi không được nhặt cả hai chứ?" Người phỏng vấn vẫn không nói gì, nhìn sang người tiếp theo.
Chính là Mai, cô ấy thẳng thắn nói: "Tôi sẽ không nhặt tờ nào cả! Xã hội ngày nay có quá nhiều cạm bẫy. Nếu thực sự có tiền rơi trên mặt đất, thì đó chắc chắn là một cái bẫy. Do đó, chỉ cần tôi cúi xuống nhặt, tôi có thể tự chuốc lấy rắc rối cho chính mình. Chỉ có thức ăn trên bẫy chuột mới là thức ăn miễn phí".
Nhà tuyển dụng nghe xong câu trả lời của Mai liền lộ vẻ vui mừng. Tiếp theo, sau một giờ kiểm tra chuyên môn, Mai đã hoàn toàn đánh bại được những ứng viên khác, được công ty tuyển dụng.
Sở dĩ nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về việc nhặt tiền, mục đích là để kiểm tra tư duy của ứng viên về tiền, để xem liệu họ có còn giữ được suy nghĩ sáng suốt khi đối mặt với sự cám dỗ của đồng tiền hay không, và trong số bốn người, chỉ có Mai là vẫn tỉnh táo, không bị đồng tiền đánh lừa.