Tài chính

Nguyên do khiến người dân Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt cuối năm nay

Tờ NY Post đưa tin, những lo ngại về một cuộc khủng hoảng suy giảm thịt đang diễn ra trước kỳ nghỉ lễ của nước Mỹ. Công ty phân phối thịt trực tuyến Good Ranchers đã cảnh báo người tiêu dùng trên phương tiện truyền thông xã hội rằng "một cuộc suy thoái thịt đang ập đến và nguồn cung sắp bị siết chặt" khi số lượng đàn gia súc tiếp tục giảm.

"Đàn gia súc đang bị thu hẹp dần do hạn hán. Tổng nguồn cung thịt của chúng tôi trong năm tới giảm đáng kể. Đây là một trong những lý do chính khiến cuộc khủng hoảng thịt đang đến gần", Good Ranchers viết trên tài khoản Instagram của mình.

Tình trạng thiếu thịt nghiêm trọng

Walter Kunisch, chiến lược gia hàng hóa cấp cao của Hilltop Securities, nói với Fox Business rằng nguồn cung bò thịt của Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023, tiếp tục đẩy giá thịt bò lên cao. Kunish nói với Fox Business: "Chúng tôi tin rằng một đợt hạn hán kéo dài ở Tây Nam Hoa Kỳ là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn cung thịt bò của Mỹ bị thiếu hụt".

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), số lượng gia súc chuyển từ đồng cỏ sang khu chăn nuôi để được giết mổ trong tháng 9 đã giảm 4% trên toàn quốc so với cùng kỳ năm ngoái. Ở một số khu vực, chẳng hạn như Kansas, con số này cao tới 11%. Theo dữ liệu của USDA , đàn gia súc của Mỹ đã giảm 2% so với mức hồi tháng 7 năm 2021.

Nguyên do khiến người dân Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt cuối năm nay - Ảnh 1.

Nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ thiếu thịt.

Khi thịt bò ngày càng khan hiếm và giá tăng cao thì người dân có xu hướng tìm đến thịt gà nhưng chúng cũng không khá khẩm hơn. Chỉ số Giá tiêu dùng cho thấy giá gà tăng 16,4% từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay. Với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm xảy ra vào đầu năm nay, USDA dự báo giá thịt gà sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2022.

Tình trạng thiếu nhân công trong các nhà máy chế biến khiến những miếng thịt gà được sơ chế sẵn thậm chí còn khó kiếm hơn và sản phẩm này có giá rất đắt. Thịt gà đang trở nên khan hiếm và giá cũng tăng phi mã không kém gì thịt bò.

Tại thành phố Eugene, bang Oregon, một sinh viên kế toán và mẹ Blair Hickok, 40 tuổi, cho biết hóa đơn hàng tháng của gia đình đã tăng vọt 40% lên hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng) do giá thịt bò, gà, trứng và các sản phẩm thiết yếu khác tăng cao. Gia đình cô đã ngừng ăn uống ở ngoài để tiết kiệm tiền, chi tiêu cho những thứ khác cần thiết hơn.

Hickok nói: "Chúng tôi không thể duy trì điều này quá lâu".

Hạn hán kéo dài

Đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài đã xảy ra ở các bang sản xuất gia súc chủ chốt của Mỹ như Kansas, Nebraska, Oklahoma và Texas kể từ năm 2021.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Giám sát Hạn hán Hoa Kỳ, các khu vực như Texas, phía tây Oklahoma và tây nam Kansas, đã trở nên khô cằn từ tháng 9 năm ngoái. Hệ quả là các đồng cỏ xanh mướt đã không còn thay vào đó là những bãi cỏ cháy xơ xác.

Chiếc lược gia Walter Kunisch cho biết: "Hạn hán đã kéo dài quá mức, cơ hội để chăn thả hoặc cho các chủ trang trại đưa gia súc vào đồng cỏ đã giảm mạnh. Điều này buộc họ phải đưa gia súc vào các khu chăn nuôi càng tốn chi phí hơn", Kunisch nói.

Nguyên do khiến người dân Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt cuối năm nay - Ảnh 2.

Hạn hán kéo dài đã khiến nhiều đồng cỏ xơ xác.

Thật không may, ngay cả khi hạn hán bắt đầu giảm bớt và điều kiện đồng cỏ được cải thiện, theo Walter Kunisch, "những chủ trang trại sẽ bắt đầu giữ lại những con cái để làm giống với mục đích tăng đàn giống của họ thay vì đem đi giết mổ".

Điều này có nghĩa là nguồn cung thịt bò sẽ trở nên eo hẹp hơn khi những chủ trang trại bắt đầu xây dựng lại đàn giống của họ. Phải mất khoảng 19 đến 24 tháng kể từ khi chủ trang trại quyết định sử dụng một con cái sinh sản cho đến khi con cái của nó sẵn sàng có thể tiến hành giết mổ.

Bên cạnh đó, một số chi phí liên quan đến ngành chăn nuôi như giá ngô và lúa mì cũng như chi phí vận hành, chẳng hạn như giá nhiên liệu và nhân công cũng tăng rất nhanh. Điều này đang khiến "giá gia súc cao hơn liên tục, có thể dẫn đến giá thịt bò cao hơn", Kunisch nói.

Nguồn: NY Post, Fox Business



Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Sáng nay, loạt ông lớn BĐS Novaland, Him Lam, Hưng Thịnh, Sơn Kim Land...họp cùng Chính Phủ và Bộ Xây dựng

Ngày 7/11, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản mời họp gửi tới Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam và Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. cuộc họp diễn ra trong sáng nay (ngày 8/11/2022), chỉ sau 1 ngày kể từ ngày văn bản mời họp được gửi đi.

Doanh nghiệp xoay sở tìm cách "hút tiền"

Bước vào những tháng cuối năm, các doanh nghiệp địa ốc áp lực đáo hạn trái phiếu. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách chiết khấu, bán hàng nhanh để thu hồi tiền. Áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ tăng mạnh trong năm 2023-2024.

Chung cư mini và khoảng trống pháp lý

Hiện chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về loại hình này, vì thế đang kéo theo những phiền toái và bất an cho người sử dụng.

Gỡ khó cho bất động sản

Trong khi các kênh huy động vốn đều không khả thi, doanh nghiệp có thể tìm đến kênh vốn FDI như một giải pháp phù hợp.

Đồng Nai quy hoạch thêm gần 11.000 ha đất ở

Theo kế hoạch, đến năm 2030 huyện Long Thành tăng gần 2.400 ha đất ở; huyện Nhơn Trạch tăng 2.050 ha đất ở, huyện Cẩm Mỹ tăng thêm gần 1.500 ha đất ở, TP Long Khánh tăng gần 900 ha và huyện Thống Nhất tăng hơn 700 ha đất ở.