Tài chính

Người Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc: 5 năm trước đã xây cao tốc thông minh lát pin mặt trời phục vụ cách mạng xe tự lái

Người Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc: 5 năm trước đã xây cao tốc thông minh lát pin mặt trời phục vụ cách mạng xe tự lái - Ảnh 1.

Năm 2018, Trung Quốc đã cho xây thử nghiệm một đoạn nhỏ đường cao tốc thông minh nhằm đẩy nhanh quá trình thay đổi ngành vận tải toàn cầu. Các bộ cảm biến được đặt ngay bên dưới lớp bê tông trong suốt trên đoạn đường dài hơn 1km phía đông thành phố Tế Nam, ước tính có thể cung cấp đủ điện chiếu sáng 800 hộ dân lúc bấy giờ, theo tập đoàn phát triển giao thông Qilu.

Không chỉ đơn thuần xây đường cao tốc thông minh cung cấp điện cho người dân, Trung Quốc tham vọng đây sẽ trở thành công cụ hỗ trợ các phương tiện hiện đại sau này nhờ tính năng sạc điện không dây tiện lợi.

“Những con đường cao tốc ngày nay chỉ được dùng để giúp các phương tiện lưu thông. Đó là thế hệ 1.0”, Zhou Young, Giám đốc công ty nói. “Chúng tôi muốn tạo ra thế hệ 2.0, 3.0 bằng cách trang bị cho chúng bộ não và hệ thần kinh”.

Theo Bloomberg, giai đoạn đầu của kế hoạch này là xây dựng một hệ thống đường cao tốc xung quanh thành phố Tế Nam, trung tâm công nghiệp cũ với khoảng 7 triệu dân.

Con đường được làm 3 lớp, phủ bằng loại vật liệu cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua để tiếp cận các tấm pin mặt trời bên dưới. Lớp trên cùng cũng có khoảng trống để lắp đặt dây và cảm biến theo dõi nhiệt độ, lưu lượng giao thông và tải trọng. Pin mặt trời được lắp ở 2 làn đường để không tạo cảm giác khác biệt cho các tài xế.

Người Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc: 5 năm trước đã xây cao tốc thông minh lát pin mặt trời phục vụ cách mạng xe tự lái - Ảnh 2.

Trung Quốc 5 năm trước đã xây cao tốc thông minh lát pin mặt trời phục vụ cách mạng xe tự lái

Sau khi hoàn thành, đoạn đường này không chỉ có thể sản sinh năng lượng điện mà còn tận dụng được các công năng khác. Chẳng hạn như khi có tuyết, nhiệt năng từ các tấm pin sẽ làm tan chảy lớp tuyết bên trên và giữ cho mặt đường không bị băng phủ kín. Ước tính, tuổi thọ của những con đường này rơi vào khoảng 15 năm, tương đương với đường cao tốc phủ nhựa đường truyền thống.

“Đường cao tốc với pin mặt trời có tiềm năng lớn”, Xu Yingbo, nhà phân tích của Citic Securities nói. “Điểm cần lưu ý là chi phí và mức độ tin cậy”.

Theo Bloomberg, tổng chi phí đầu tư cho đoạn đường thử nghiệm ban đầu tại Tế Nam khi đó là khoảng 41 triệu tệ (6,5 triệu USD). Chi phí cao do nhóm nghiên cứu và phát triển Qilu tự sản xuất vật liệu bên trong phòng thí nghiệm.

Ý tưởng về những con đường lát pin năng lượng mặt trời từng bị cho là điên rồ bởi chi phí quá đắt đỏ. Thế nhưng, nhờ một đoạn cao tốc tại tỉnh Tế Nam, có lẽ thế giới sẽ phải tìm hiểu xem làm thế nào người Trung Quốc có thể giải quyết được bài toán hóc búa về chi phí đến vậy.

Người Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc: 5 năm trước đã xây cao tốc thông minh lát pin mặt trời phục vụ cách mạng xe tự lái - Ảnh 3.

Năm 2018, Trung Quốc đã cho xây thử nghiệm một đoạn nhỏ đường cao tốc thông minh nhằm đẩy nhanh quá trình thay đổi ngành vận tải toàn cầu.

Trước đó, tiểu bang Idaho (Mỹ) cũng cho phát triển một đoạn cao tốc lắp đặt pin năng lượng mặt trời. Chúng được kỳ vọng không chỉ cung cấp điện năng cho con đường mà cho cả các hộ gia đình sống lân cận. Vào mùa đông, con đường công nghệ cao cũng có thể toả nhiệt để tự dọn tuyết rơi, giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông xảy ra do tuyết đóng dày làm mặt đường trơn trượt.

Hà Lan cũng đưa vào thử nghiệm dự án “Con đường mặt trời” được lát toàn bộ bằng các tấm pin năng lượng. Phủ trên chúng là các tấm kính chịu lực để bảo vệ, trên cùng là một lớp nhựa trong suốt tránh gây trơn trượt và cản trở việc đi lại của người tham gia giao thông.

Theo: CGTN

Cùng chuyên mục

Đọc thêm