Những năm gần đây, không khó để nhận thấy EQ ngày càng được mọi người xem trọng hơn trên con đường thành công, ví như trong môi trường công sở thì EQ cao là một trong các yếu tố giúp bạn thăng tiến dễ dàng. Nhưng nếu như nó đã quan trọng đến thế thì tại sao vẫn có một số người còn không cố gắng cải thiện EQ của mình, đặc biệt là những người có IQ cao?
Khi tiếp xúc với người có chỉ số IQ thấp thì hầu hết mọi người sẽ ái ngại hoặc cảm thông, nhưng khi gặp người có chỉ số EQ thấp thì mọi người lại vô cùng bực bội, thậm chí là cáu gắt và xảy ra xô xát. Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?
Chỉ số IQ là do số phận, nếu cha mẹ có chỉ số IQ cao, con cái có thể thừa hưởng lợi thế từ chỉ số IQ đó, nhưng ngược lại, chỉ số EQ là thứ có thể cải thiện thông qua rèn luyện. Chính vì nó có thể thay đổi, nên khi một người không chăm chỉ bồi dưỡng trí thông minh cảm xúc của mình đồng nghĩa họ là một người lười biếng, thậm chí không tôn trọng người khác. Do đó họ thường bị mọi người tẩy chay.
Vậy quay lại câu hỏi chính, thế thì tại sao những người thông minh thường không chịu bồi dưỡng EQ của mình? Liệu có phải là do họ lười biếng hay không?
Trên thực tế, chỉ số EQ cao hay không vốn không quan trọng đối với những người có chỉ số IQ cao, cái gọi là chỉ số EQ thấp thực chất chỉ là sự lựa chọn cá nhân của họ mà thôi.
Lấy nhân vật Sheldon trong loạt phim truyền hình The Big Bang Theory làm ví dụ. Anh ta là một nhân tài có chỉ số IQ cao, có kỹ năng quản lý bản thân siêu phàm và một lý tưởng cao cả, nhưng các kỹ năng xã hội của anh ta lại quá kém.
Thực ra Sheldon không hẳn là không thể cảm nhận được cảm xúc của người khác hay khó khăn trong việc xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân, chỉ đơn giản là vì anh ấy còn quá nhiều việc quan trọng hơn phải làm nên không rảnh dành thời gian và sức lực cho những việc như thế mà thôi.
So với mức độ khó cải thiện của IQ thì EQ lại đơn giản hơn nhiều, nó có thể được cải thiện nhanh chóng thông qua các bài rèn luyện. Đối với một người có chỉ số IQ cao, khi họ quyết tâm học một thứ gì đó thì liệu có khó không? Đương nhiên là không rồi.
Cho nên, mọi người phải biết phân biệt đâu là EQ thấp thực sự và đâu là EQ thấp giả. Chỉ khi bạn có thể nhìn rõ được hai nhân tố này thì bạn mới có thể dùng đúng phương pháp giao tiếp để tương tác với các đối tượng khác nhau. Điều này là rất quan trọng đối với các nhà quản lý, vì xét cho cùng, quản lý chính là một việc làm biết người biết ta.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, người có IQ cao cũng có những vấn đề riêng. Tâm lý học chỉ ra rằng những người có chỉ số IQ cao thường gặp phải 3 vấn đề sau đây, IQ càng cao thì vấn đề đó càng lớn.
1. Kiêu ngạo
Sau khi nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng những người có chỉ số IQ cao thường có tính cách rất kiêu ngạo và tự phụ. Nếu họ quyết tâm làm điều gì đó, họ có khả năng thành công cao hơn những người bình thường, vì lẽ đó, những người có chỉ số IQ cao thường kiêu ngạo khi tiếp xúc với mọi người hoặc mọi việc là điều bình thường.
Cũng giống như nhà vật lý nổi tiếng Newton, ông là một trường hợp điển hình của sự kiêu ngạo, ông thường đi trên đường và nhìn người khác như một kẻ ngốc.
2. Trí tuệ cảm xúc thấp
Như đã nói ở trên, những người có chỉ số IQ cao thường có chỉ số EQ thấp, đây là đặc điểm mà người người luôn công nhận, nhưng trên thực tế, những người có chỉ số IQ cao không hẳn là không rèn luyện được EQ, chỉ là họ thích học những thứ mình thích hơn thôi.
3. Cô đơn
Những người có chỉ số thông minh cao có thể nói là thiểu số, điều này dẫn đến sự phân bố tương đối rải rác của họ. Mỗi người trong số họ đều sống trong vòng tròn nhỏ của riêng mình và rất khó để những người như họ tìm gặp được nhau. Chính vì những người có chỉ số IQ cao không thể tìm được những người bạn cùng chí hướng, nên họ chủ yếu hành động như những kẻ cô độc. Những người có chỉ số thông minh cao luôn bị choáng ngợp bởi sự cô đơn, nhưng họ lại vô cùng chán ghét khi bị khuyến khích giao du với những người bình thường.
Nhìn chung, hầu hết những người có chỉ số IQ cao đều gặp phải 3 vấn đề trên và chỉ số IQ càng cao thì vấn đề đó sẽ càng nghiêm trọng.