Phong cách sống

Người Nga sẽ mua đồ hiệu theo từng phần rồi về tự lắp ráp?

Người Nga vốn yêu thích rượu vodka, hàng xa xỉ và lối sống xa hoa. Sau Covid-19, nhu cầu của họ đối với các sản phẩm sang trọng thậm chí còn cao hơn đáng kể. Theo Lenta, các thương hiệu xa xỉ (vốn đã dừng bán tại Nga do chiến sự Ukraine) đạt mức lợi nhuận kỷ lục từ việc bán hàng tại Nga vào năm 2021. Đây là con số cao nhất trong vòng 5 năm, với doanh thu cao nhất đến từ Chanel LLC, một công ty con của Chanel Pháp, từ năm 2020, đã tăng trưởng kinh doanh thêm 120 triệu USD lên 350 triệu USD. Vì đó, việc các thương hiệu lớn muốn thâm nhập trở lại vào lãnh thổ Nga là điều hiển nhiên.

Người Nga sẽ mua đồ hiệu theo từng phần rồi về tự lắp ráp? - Ảnh 1.

Các thương hiệu xa xỉ lần lượt rời khỏi nước Nga kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra. Ảnh: Alamy

Theo Super.ru, một số thương hiệu nước ngoài đang xem xét các giải pháp chưa từng có, hay còn gọi là kẽ hở cho phép họ lách các lệnh trừng phạt. Từ việc phân phối quần áo từng bộ phận đến việc khai báo riêng từng chiếc cúc áo, thắt lưng và các chi tiết khác của hàng hóa sau khi cắt chúng khỏi quần đều được cân nhắc. Trong một số trường hợp, các thương hiệu sử dụng quy tắc chính thức là không bán hàng xa xỉ hơn 300 euro (370 USD). Ý tưởng này giúp hàng hóa vượt qua kiểm soát hải quan rồi sau đó dễ dàng may lại mà không làm thay đổi tính thẩm mỹ của trang phục. Cả khách hàng và thương hiệu đều cùng có lợi nếu thực hiện giải pháp này.

Trước đó, để tuân thủ các lệnh trừng phạt của EU, cửa hàng bách hóa mang tính biểu tượng của London, Harrods đã thông qua cơ sở dữ liệu khách hàng của mình để cảnh báo người Nga rằng sẽ không bán cho họ những món hàng xa xỉ trị giá hơn 370 USD. Điều này dẫn đến sự phẫn nộ của phụ nữ Nga khi họ cắt những chiếc túi Chanel đắt tiền đồng thời cáo buộc hành vi cấm mua bán này là do “chứng sợ nước Nga”. Người dẫn chương trình kiêm diễn viên nổi tiếng nước Nga Marina Ermoshkina cũng nằm trong số những người cắt túi Chanel này với tuyên bố: “Không một món đồ hay thương hiệu nào đáng giá hơn tình yêu quê hương và lòng tự tôn của tôi”.

Người Nga sẽ mua đồ hiệu theo từng phần rồi về tự lắp ráp? - Ảnh 2.

Những phụ nữ Nga cắt túi xách Chanel để phản đối việc bị cấm mua sắm. Ảnh: Amazing_marina, victoriabonya/Instagram


Tuy nhiên, câu chuyện không bán hàng bây giờ đã quá cũ, khi những đại diện người Nga của Chanel đang bắt đầu thâm nhập lại thị trường bằng cách bán các sản phẩm làm đẹp. Thương hiệu cao cấp vẫn tuân thủ pháp luật bằng cách không vi phạm quy tắc “không quá 300 euro”. Trong khi đó, nhiều thương hiệu khác như Hermes, Louis Vuitton, Nike, Adidas… và các nền tảng bán lẻ như Net-a-Porter, Mr. Porter, Yoox và The Outnet vẫn tiếp tục không bán hàng cho người Nga.

Và với ý tưởng chia nhỏ phụ kiện để bán hàng, không biết liệu những người giàu nước Nga có chấp nhận gói hàng của họ theo từng mảnh rồi về sẽ lắp ráp lại giống như mua đồ thội thất IKEA hay không?

Cùng chuyên mục

Đọc thêm