Kỹ năng sống

Ngủ gần 8 tiếng/ngày nhưng vẫn cảm thấy uể oải, tôi phát hiện ra thói quen tai hại bào mòn sức khỏe mỗi đêm: Rất nhiều người cũng mắc sai lầm này mà chẳng hề hay biết

Kể từ khi đọc cuốn sách "Why We Sleep" của Matthew Walker, tôi càng hiểu rõ giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến từng tế bào, cũng như việc thiếu ngủ có thể tác động ra sao đến cơ thể.

Tôi tự hứa với bản thân sẽ ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày để cải thiện năng suất lao động, cảm thấy hứng khởi hơn trong ngày mới. Tôi lên giường lúc 23h hàng đêm và thức giấc vào lúc 6h mỗi sáng. Thế nhưng kỳ lạ thay, tôi vẫn cảm thấy uể oải và ngái ngủ trong suốt quãng thời gian sau đó, đặc biệt là vào lúc 16h.

Tôi thử ngủ thêm nửa tiếng/ngày và cảm thấy tình trạng cải thiện hơn. Tuy nhiên, sau 2 tuần ngắn ngủi, điều kỳ diệu đó cũng biến mất. Tôi tiếp cảm thấy mệt mỏi kể cả sau khi đã có một giấc ngủ ngon và dài.

Ngoài ra, trong lúc ngủ, tôi liên tục thức giấc khoảng 7-8 lần. Đây là hiện tượng không hiếm gặp, nhưng riêng tôi phải mất đến 10 phút mới có thể quay trở lại giấc ngủ. Việc này diễn ra suốt 4 ngày, đến mức tôi phải tăng thời gian ngủ lên 8 tiếng để bù lại những lúc tỉnh giấc.

Dù vậy, mọi chuyện vẫn ngày càng tồi tệ hơn. Tôi vẫn không cảm thấy thư giãn do liên tục thức dậy giữa đêm. Cuối cùng, tôi đành kiểm tra lại thời gian biểu, xem điều gì đang ảnh hưởng xấu tới mình.

Ngủ gần 8 tiếng/ngày nhưng vẫn cảm thấy uể oải, tôi phát hiện ra thói quen tai hại bào mòn sức khỏe mỗi đêm: Rất nhiều người cũng mắc sai lầm này mà chẳng hề hay biết - Ảnh 1.

- Ăn uống: Tôi tiêu thụ khá nhiều chất xơ trong ngày. Một vài thực phẩm khác mà tôi cũng hay ăn gồm có: trứng, táo, cam, sữa chua, sữa tươi, hạnh nhân,... Mọi thứ đều rất bổ dưỡng, nên đây có lẽ không phải là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của tôi.

- Chất lượng giấc ngủ: Tôi nằm trên một chiếc đệm êm ái cùng bộ chăn ga rất dễ chịu. Ánh sáng được giữ ở mức tối thiểu nên không tác động nhiều đến đôi mắt tôi

- Hoạt động thường ngày: Mỗi ngày, tôi đều làm việc, tập gym, viết blog, dùng máy tính và điện thoại,...

Tới lúc này, sai lầm khủng khiếp của tôi mới được tiết lộ. Do dịch bệnh, tôi thường xuyên phải làm việc online, đồng nghĩa với việc dành hàng giờ đồng hồ bên máy tính và điện thoại.

Ăn xong là tôi dùng máy tính. Tập thể dục xong tôi lại dùng máy tính. Trò chuyện với người thân xong, tôi cũng dùng máy tính. Trước khi lên giường lúc 11h, tôi vẫn sử dụng điện thoại khoảng 20 phút, hoặc tranh thủ mở laptop hoàn thành công việc.

Các nhà khoa học đã chứng minh, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể ức chế sản sinh melatonin - chất giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Phát hiện ra điều này, tôi quyết định ngừng sử dụng các thiết bị điện tự ít nhất 30 phút trước khi lên giường, theo khuyến cáo của Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia.

Sau khi thay đổi thói quen, kết quả mà tôi nhận được kỳ diệu đến không ngờ!

Ngủ gần 8 tiếng/ngày nhưng vẫn cảm thấy uể oải, tôi phát hiện ra thói quen tai hại bào mòn sức khỏe mỗi đêm: Rất nhiều người cũng mắc sai lầm này mà chẳng hề hay biết - Ảnh 2.

Trải qua 3 đêm không dùng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ, tôi đã có được một giấc ngủ ngon, liền mạch suốt 7,5 tiếng. Tôi thức dậy với một tâm trạng phấn khởi và tràn đầy năng lượng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, vì lý do công việc, không phải lúc nào tôi cũng tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này. Để khắc phục, tôi bật chế độ lọc ánh sáng xanh trên máy tính và điện thoại của mình. Màn hình sẽ chuyển sang màu vàng nhẹ hơi khó nhìn, nhưng giúp bảo vệ đôi mắt và não bộ của bạn.

***

Trong xã hội hiện đại, chúng ta bị ám ảnh quá mức bởi các thiết bị điện tử, từ đó tiếp xúc không ngừng với ánh sáng xanh. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ mà chúng ta chẳng hề hay biết.

Do đó, trong vài ngày tới, hãy thực hiện những thói quen sau đây để có một giấc ngủ ngon hơn:

- Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ.

- Bật chế độ lọc ánh sáng xanh khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại vào buổi tối.

- Đánh giá lại chất lượng giấc ngủ mình sau khi thực hiện những thay đổi trên.

Nếu không thấy thay đổi gì về chất lượng giấc ngủ, bạn đừng vội bỏ cuộc. Cứ tiếp tục duy trì những thói quen này, vì về lâu dài, chúng sẽ giúp giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh lên mắt và não bộ của bạn.

(Bài chia sẻ của Samir S. - blogger về sức khỏe và thể chất trên trang Medium)

Các tin khác

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn mời đối tác Mỹ đầu tư trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM: Cam kết rót 10 tỉ USD, đề nghị xây Disney, Universal,...

"Các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm, gửi thông tin đề nghị đưa Disney vào TP HCM với ước tính thu hút được 25 triệu khách du lịch. Nếu đưa Universal vào Hà Nội cũng sẽ có thể đạt 25 triệu khách. Còn đưa Sea World vào Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) thì cũng có được 20 triệu khách/năm. Như vậy, nếu chỉ đưa 3 trung tâm vào hoạt động thì chúng ta đã có đến 70 triệu khách du lịch", vua hàng hiệu chia sẻ.

Sợi Vũ Đăng (SVD) sắp chào bán cổ phiếu giá 10.000 đồng để tăng vốn điều lệ lên gấp đôi

Trên thị trường, cổ phiếu SVD hiện giao dịch quanh mức 9.830 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa ngày 17/2/2022). Giá này đi ngang trong gần 4 tháng vừa qua, thấp hơn 20% so với mức giá hồi mới lên sàn giao dịch tháng 2/2021 và thấp hơn gần 2% so với mức giá chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Nhìn lại cuộc chiến "vương quyền" của Eximbank: Hơn 6 năm, 8 lần đổi chủ tịch

Từ cuối năm 2015 đến nay, ghế chủ tịch của Eximbank đã có 8 lần đổi chủ: Từ ông Lê Hùng Dũng sang ông Lê Minh Quốc, qua bà Lương Thị Cẩm Tú, về ông Lê Minh Quốc, sang ông Cao Xuân Ninh, đến ông Yasuhiro Saitoh, sang ông Nguyễn Quang Thông, quay trở lại Yasuhiro Saitoh và hiện nay là bà Lương Thị Cẩm Tú.

VinFuture chính thức nhận đề cử mùa giải 2022

Giải thưởng VinFuture chính thức khởi động mùa giải thứ hai, thời gian nhận đề cử từ 16/2/2022 tới hết ngày 17/5/2022. Chủ điểm của VinFuture 2022 hướng đến những phát minh và sáng chế khoa học mang lại cho thế giới sự hồi sinh và phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19.