Làng cổ Đường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây) nằm cách trung tâm Hà Nội 44 km. Năm 2006, nơi đây trở thành ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Được xem là ngôi làng cổ hiếm có ở Bắc Bộ với những hình ảnh thân thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình..., tuy nhiên làng cổ Đường Lâm dần vắng bóng khách du lịch kể từ sau đại dịch COVID-19.
Đi sâu trong làng, không khí trầm lặng bao trùm, lác đác vài du khách trên những con đường dẫn vào nhà cổ.
Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách đây gần 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng. Với thiết kế mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường, nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Nhưng giờ đây, ngôi đình cũng chịu cảnh ảm đạm lạ thường.
Tại đây cũng không còn cảnh bán vé vào tham quan như nhiều năm trước.
Bà Tâm (62 tuổi) sinh sống gần cửa đình Mông Phụ, cho biết, bà chưa từng chứng kiến khung cảnh ảm đạm du khách như hiện tại.
Làng cổ Đường Lâm vốn nổi tiếng với những bức tường xây bằng đất, đá ong, mái ngói gạch nung, nhưng đến nay, nét cổ kính đang dần mất đi.
Những ngôi nhà cổ lạc lõng giữa “vòng vây” của nhà cao tầng hiện đại.
Hiện, ngôi làng này chỉ còn chưa đầy chục nhà cổ duy trì đón khách. Nét cổ kính đang dần mất đi trong ''cơn lốc'' đô thị hóa.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang giữa lòng đường ngôi làng cổ.
Chị Ngô Thị Hải, khách du lịch đến từ TP Hải Phòng, cho biết chị cảm thấy hài lòng với chuyến tham quan nhưng có một chút nuối tiếc vì làng cổ không “cổ” như tưởng tượng.
Ngân Hà (sinh viên năm 2 đại học Kiến trúc Hà Nội) chia sẻ.