Sức khỏe

Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ

Tóm tắt:
  • Ngày 11/4, bệnh viện tiếp nhận nữ bệnh nhân 56 tuổi ngộ độc nặng sau khi ăn củ ấu tàu.
  • Bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, tê bì môi, tụt huyết áp sau khi ăn lượng lớn củ ấu tàu.
  • Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc aconitin, hoạt chất độc có trong củ ấu tàu.
  • Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.
  • Bác sĩ cảnh báo không tự ý sử dụng củ ấu tàu do nguy cơ ngộ độc cao và nguy hiểm đến tính mạng.

Theo gia đình, trước đó bệnh nhân từng ăn củ ấu tàu với số lượng ít mà không gặp phản ứng bất thường. Người bệnh cũng không có tiền sử dị ứng với thực phẩm hay thuốc. Tuy nhiên, lần này do ăn với số lượng lớn, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng ngộ độc cấp.

Sau khi thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc aconitin – hoạt chất cực độc có trong củ ấu tàu. Người bệnh được điều trị tích cực bằng thuốc vận mạch, điều chỉnh điện giải và thuốc chống loạn nhịp. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt và đã được xuất viện.

Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ ảnh 1

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp ngộ độc nặng do ăn củ ấu tàu. Nạn nhân là nữ bệnh nhân 56 tuổi, nhập viện trong tình trạng buồn nôn, tê bì môi và tứ chi, tụt huyết áp, đau bụng và buồn đi ngoài – các triệu chứng xuất hiện khoảng một giờ sau khi ăn lượng lớn củ ấu tàu thay cơm. Ảnh minh họa: Internet

Dễ nhầm với sốc phản vệ, nguy cơ tử vong nếu chậm cấp cứu

Theo bác sĩ Nguyễn Hà Anh, khoa Da liễu – Trung tâm Da liễu – Dị ứng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), triệu chứng ngộ độc củ ấu tàu rất dễ bị nhầm lẫn với sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng nặng thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm lạ. Điểm khác biệt là sốc phản vệ thường khởi phát nhanh, xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên và đáp ứng tốt với tiêm adrenaline, trong khi ngộ độc aconitin không có phác đồ giải độc đặc hiệu và diễn tiến nhanh, nguy hiểm đến tính mạng.

Củ ấu tàu (còn gọi là củ gấu tàu, xuyên ô, thảo ô) là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, nhưng đồng thời chứa chất độc aconitin có độc tính cực mạnh. Nếu sử dụng sai cách hoặc quá liều, aconitin có thể gây rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc tim và thậm chí tử vong.

Từ ca bệnh trên, bác sĩ Hà Anh cảnh báo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng củ ấu tàu hay các loại thảo dược có độc tính cao. Việc chế biến theo truyền miệng (ngâm rượu, nấu cháo, sắc thuốc...) mà không hiểu rõ liều lượng và cách khử độc rất dễ dẫn đến ngộ độc nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế, không phải tất cả thảo dược đều an toàn. Một số chỉ có thể dùng sau khi được xử lí đúng cách và đúng liều lượng. Người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ hoặc cán bộ y tế có chuyên môn trước khi sử dụng bất kì dược liệu nào.

Ngộ độc củ ấu tàu: Bác sĩ cảnh báo dễ nhầm với sốc phản vệ ảnh 2

Theo bác sĩ Nguyễn Hà Anh, khoa Da liễu – Trung tâm Da liễu – Dị ứng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), triệu chứng ngộ độc củ ấu tàu rất dễ bị nhầm lẫn với sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng nặng thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm lạ. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, nếu sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, tê bì tay chân, hồi hộp, khó thở, tụt huyết áp... người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Không nên tự xử lí tại nhà vì tình trạng ngộ độc có thể diễn tiến nặng rất nhanh trong vài giờ.

Khi tự ý sử dụng củ ấu tẩu chưa qua chế biến, cơ thể có thể gặp phải tình trạng ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Chỉ với 1mg củ ấu tẩu có thể gây ngộ độc nặng và nếu hàm lượng là 2mg - 3mg, một người trưởng thành có thể tử vong bởi loại thực vật này.

Khi ngộ độc củ ấu tẩu, nạn nhân sẽ có cảm giác tê lưỡi và tê rần các đầu ngón tay, ngón chân, lạnh buốt tay chân. Dần dần, nạn nhân không thể đứng vững, chóng mặt, váng đầu, vã mồ hôi và chảy nước dãi. Bên cạnh đó, nạn nhân cũng khó giao tiếp hơn, buồn nôn, tiêu chảy và tức ngực, nhịp tim nhanh bất thường.

Tất cả những biểu hiện này sau khi sử dụng củ ấu tẩu đều cho thấy bạn đã bị ngộ độc. Khi đó, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tuyệt đối không được ở nhà tự theo dõi hoặc điều trị theo cách dân gian, bởi tác động của củ ấu tẩu trực tiếp lên tim mạch và hệ thần kinh - các cơ quan liên quan đến tính mạng con người.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

Gia tăng người không hút thuốc mắc ung thư phổi

Ung thư phổi đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tại Việt Nam khi mỗi năm ghi nhận hơn 24.000 ca mắc mới và gần 22.600 trường hợp tử vong. Tỉ lệ sống thêm 5 năm chỉ đạt 14,8%, thuộc nhóm thấp nhất trong các loại ung thư phổ biến.

Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng giữa Nam đồng bằng sông Hồng - Tây Bắc - Duyên hải Bắc Trung Bộ vừa được HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV thông qua chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng trở thành động lực mới thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.