Sống

Nghiên cứu 20 năm của Harvard phát hiện: Trẻ có thể "vượt lên" khi lớn đều nhờ những thói quen nhỏ ở tiểu học

Tóm tắt:
  • Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng thói quen nhỏ từ tiểu học quan trọng hơn điểm số cho sự phát triển trẻ.
  • Ông bố hỏi "Con nghĩ sao?" giúp trẻ cải thiện khả năng ra quyết định hơn 37% so với bạn.
  • Khám phá và tự do học hỏi giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và hiệu quả hơn so với học thuộc lòng.
  • Xem lỗi sai như cơ hội học hỏi giúp trẻ phát triển khả năng chịu áp lực tốt hơn.
  • Trẻ em cần sự tự do khám phá để phát triển, cha mẹ không nên cản trở những điều tự nhiên trong quá trình học hỏi.

"Mình đã làm sai cách rồi sao?".

Tuần trước, một người bạn gửi cho tôi tin nhắn giữa đêm: "Cho con học lập trình, piano, tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Lịch kín cả tuần mà điểm vẫn làng nhàng. Mình đang lãng phí thời gian và tiền bạc sao?". Kèm theo đó là bức ảnh con bé ngủ gục trên bàn học, nước miếng còn vương bên khóe miệng dưới ánh đèn bàn lờ mờ.

Bạn thấy quen không? Mệt mỏi, hoang mang – cảm giác ấy chắc chắn không của riêng ai. Khi việc nuôi dạy con ngày càng trở thành một "cuộc đua vũ trang", chúng ta ra sức trang bị cho con đủ loại "vũ khí", nhưng lại có thể đang đi sai hướng.

Một nghiên cứu dài hơi của Đại học Harvard với hơn 3.000 trẻ em trong 20 năm chỉ ra: Thứ thật sự giúp con "lật ngược thế cờ" khi trưởng thành lại là những thói quen nhỏ nhặt, ít được cha mẹ quan tâm trong tuổi tiểu học.

1. Đầu tư lớn – hiệu quả nhỏ: Bức tranh đau lòng của nhiều gia đình

Bỏ cả trăm triệu mua nhà gần trường điểm, nhưng không cho con vẽ bậy ra bàn học.

Ép con học thuộc cả tập thơ cổ, nhưng chưa từng dạy con nói "cảm ơn".

Chạy sô khắp các lớp học thêm, nhưng tiếc 10 phút mỗi tối nghe con kể chuyện con kiến.

Nhà tâm lý học Alfred Adler từng nói: "Giáo dục quá tập trung vào kết quả sẽ tạo ra những đứa trẻ rỗng tuếch, không bao giờ thấy đủ".

Nghiên cứu 20 năm của Harvard phát hiện: Trẻ có thể

ảnh minh họa.

2. Harvard chỉ ra 4 thói quen "nhỏ mà có võ" – nền móng cho thành công tương lai

Thói quen 1: Hỏi "Con nghĩ sao?" thay vì "Nghe lời đi!"

Một bé gái 7 tuổi làm đổ nước trái cây. Mẹ không mắng, chỉ nhẹ nhàng hỏi:

"Con nghĩ mình nên làm gì bây giờ?".

Cô bé ngẩn ra vài giây, rồi tự chạy đi lấy khăn lau bàn.

Theo Harvard, trẻ được hỏi ý kiến thường xuyên từ nhỏ có khả năng ra quyết định cao hơn 37% so với bạn cùng trang lứa.

Gợi ý cho bố mẹ:

- Mỗi ngày hỏi con ít nhất 3 lần: "Con nghĩ sao?".

- Biến mệnh lệnh thành lựa chọn: "Con muốn làm bài ngay hay sau 15 phút?" – cách này hiệu quả gấp nhiều lần việc ra lệnh.

Thói quen 2: Làm mỗi ngày một việc "vô nghĩa"

Một học sinh ngày ngày học từ vựng. Một học sinh khác chỉ quan sát mèo hoang rồi vẽ thành 6 cuốn nhật ký. 10 năm sau, bạn thứ hai trở thành nhà nghiên cứu hành vi động vật trẻ nhất.

Bằng chứng khoa học cho thấy: Khi trẻ được tự do khám phá, não bộ hoạt động mạnh gấp 3 lần học thuộc lòng.

Gợi ý cho bố mẹ:

- Dành 30 phút mỗi tối cho cả nhà "xả hơi cùng nhau".

- Trang bị cho con "đồ chơi chán đời": kính lúp, vở trắng, máy radio cũ... thay vì đồ chơi đắt tiền.

Thói quen 3: Biến lỗi sai thành trò chơi

Một người cha thông minh từng gấp bài kiểm tra kém thành máy bay giấy:

"Cùng xem vì sao máy bay này không bay xa?".

Từ lỗi sai, ông giúp con khám phá góc độ cánh, tốc độ bay – khiến con hào hứng và học hỏi không áp lực.

Harvard phát hiện: Những đứa trẻ xem lỗi sai là cơ hội học tập có khả năng chịu áp lực cao gấp 2,5 lần người khác.

Gợi ý cho bố mẹ:

- Tổ chức "hội nghị lỗi lầm" mỗi tuần – cả nhà chia sẻ điều ngốc nghếch nhất mình từng làm.

- Lập "ngân hàng lỗi sai": mỗi khi khắc phục được lỗi, con nhận 1 nghìn – cuối năm đổi quà!

Thói quen 4: Để cơ thể hành động trước trí não

Một bà mẹ bật nhạc "Khủng long thức dậy" thay vì gọi con dậy mỗi sáng. Bé lắc lư theo nhạc dù còn ngái ngủ, nhưng tỉnh nhanh hơn bị hét gọi. Ba năm sau, bé trở thành hậu vệ có phản xạ nhanh nhất đội bóng rổ.

Các chuyên gia cho rằng:

Trí nhớ cơ thể mạnh gấp 7 lần trí nhớ ngôn ngữ. Những trẻ hình thành sớm "liên kết thân - não" sẽ phản xạ tốt hơn trong tình huống phức tạp.

Gợi ý cho bố mẹ:

- Dạy con "mật mã cơ thể": Căng thẳng thì cầm vào tai 3 lần, tức giận thì nhảy lên 3 cái.

- Biến lý thuyết thành vận động: chơi "người gỗ" để tăng tập trung, nhảy lò cò để học Toán.

3. Đừng ngăn ánh sáng trong con. Hãy giúp con tìm ra "phím tắt cuộc đời"

Khi bạn đang phân vân nên cho con học lớp gì, hãy nhớ lời của nhà tâm lý học Piaget: "Trẻ em là những người học tự nhiên – việc của người lớn là đừng đứng chắn ánh sáng của chúng".

Những chiều con ngồi quan sát đàn kiến, những lần đổ sữa rồi phá lên cười, hay cuốn vở nguệch ngoạc đầy vết mực... Chính là lúc bộ giáp kiên cường cho hành trình trưởng thành đang âm thầm được lắp ghép.

Từ hôm nay, thử rời mắt khỏi bảng điểm, nhìn kỹ chiếc nơ giày con buộc chưa ngay ngắn – có thể đó chính là nơi vận mệnh đang bắt đầu được dệt nên.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Hội chứng người cứng

Hội chứng người cứng (SPS) là rối loạn thần kinh tự miễn gây ra tình trạng cứng cơ ở thân, bụng, chân, tay và các cơ khác.

"Vua nha đam" Việt muốn mở rộng thị phần xuất khẩu Mỹ

Theo ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C, công ty đặt mục tiêu tận dụng các hiệp định thương mại để mở rộng thị phần tại những thị trường tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện công ty không bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều từ chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ.