Kinh doanh

Ngân hàng nói lãi vay giảm, vì sao doanh nghiệp phải ‘vượt ngàn chông gai’?

Tóm tắt:
  • Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cho rằng lãi vay vẫn cao và khó tiếp cận vốn.
  • Các doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu tài sản thế chấp.
  • Ngân hàng Nhà nước khẳng định lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận.
  • Lãi suất cho vay trung bình hiện khoảng 6,5%/năm, giảm so với năm trước.

Doanh nghiệp "than" lãi suất, tài sản thế chấp

Theo thống kê, kể từ đầu tháng 3 đến nay đã có khoảng 20 ngân hàng giảm lãi suất huy động. Đồng thời, lãi suất cho vay đã giảm 0,8% so với đầu năm, mức giảm khá mạnh so với mức giảm lãi suất cả năm 2024 là 1,4%.

Mặc dù giảm lãi vay nhưng với nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Đinh Thị Thu Hà - Tổng Giám đốc Công ty CP Giải pháp công nghệ CNC thuộc Tập đoàn CNCTECH - cho biết, các dự án tiêu biểu của doanh nghiệp có tổng mức đầu tư gần 1.800 nghìn tỷ, trong đó vốn vay là 1.000 tỷ đồng chiếm 55%. Hiện, tất cả các dự án đều được triển khai và đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả cao, tỷ lệ lấp đầy đạt tới 80% đem lại doanh thu và dòng tiền tốt cho công ty.

Theo bà Hà, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng gặp phải một số vấn đề và thách thức liên quan đến việc tiếp cận vốn và các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Ngân hàng nói lãi vay giảm, vì sao doanh nghiệp phải ‘vượt ngàn chông gai’? ảnh 1

Doanh nghiệp gặp khó về tiếp cận vốn vay ngân hàng (ảnh: Như Ý).

"Hiện nay, lãi suất cho vay tại các ngân hàng vẫn còn khá cao, đặc biệt các ngân hàng cổ phần. Điều này tạo ra một áp lực lớn đối với việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét việc điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp với điều kiện thực tế để hỗ trợ doanh nghiệp", bà Hà nói.

Bà Hà cho biết thêm, mặc dù đã có nhiều chương trình bảo lãnh tín dụng từ ngân hàng, tuy nhiên, việc tiếp cận các khoản vay đối với doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo. "Chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét việc triển khai các cơ chế bảo lãnh tín dụng linh hoạt hơn, bao gồm cả việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp có mô hình sản xuất kinh doanh tiềm năng nhưng chưa có đủ tài sản thế chấp", bà Hà cho hay.

Ông Lương Quốc Toản - Phó Tổng Giám đốc Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang - cho hay, hiện các ngân hàng chỉ ưu tiên nhận tài sản thế chấp là bất động sản. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp bất động sản gặp khó khăn khi đề xuất tăng hạn mức tín dụng. Do đó, ông Toản kiến nghị ngân hàng áp dụng tỷ lệ tối thiểu là bất động sản, tăng tỷ lệ nhận tài sản thế chấp là máy móc thiết bị, hàng tồn kho…

Ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương - kể có lần được 10 ngân hàng mời vay, lãi suất chào rất hấp dẫn. Nhưng khi cộng thêm các khoản phí dịch vụ thì chi phí thực tế lại cao hơn.

Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận sau khi xem xét lịch sử tín dụng của khách hàng, phương án vay vốn...

Ở góc độ cơ quan quản lý, từ năm 2024, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn với lãi suất hợp lý.

Mặt khác, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại về ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.

"Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm, đến ngày 10/3, lãi suất cho vay bình quân với món vay mới là 6,5%/năm, giảm 0,4% so với cuối năm 2024. Để góp phần hỗ trợ kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu cầu ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay", vị này nói.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc hấp thụ vốn tín dụng của các doanh nghiệp còn thấp do các thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn và hồi phục chậm hơn so với kỳ vọng, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, giải thể.

"Một số khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng nhưng chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn hoặc vướng mắc về thủ tục pháp lý. Nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thông tin còn thiếu minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh chưa khả thi dẫn đến các tổ chức tín dụng thiếu cơ sở thẩm định, quyết định cho vay", đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Các tin khác

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Giá đất, người tìm kiếm...tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, thành.

Sau một tuần kể từ khi thông tin sáp nhập lan truyền, mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản tăng đáng kể tại một số khu vực. Cụ thể, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) tăng 41%, TP. Thuận An (Bình Dương) tăng 26%, TP. Dĩ An (Bình Dương) tăng 23%. Giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20%.