Tài chính

Nga và Trung Quốc sẽ độc quyền khai thác Tuyến đường biển phía Bắc

TIN MỚI

Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom của Nga cùng với các đối tác Trung Quốc mong muốn tổ chức vận tải quanh năm dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) nhằm tận dụng tối đa tuyến giao thông mới thay thế kênh Suez.

Được biết mới đây Công ty Cổ phần Rusatom Arctic (trực thuộc Rosatom) và Hainan Yangpu NewNew Shipping (Trung Quốc) đã ký một thỏa thuận bên lề Diễn đàn kinh tế SPIEF-2024 được tổ chức tại St. Petersburg.

Hai bên thống nhất thành lập một liên doanh sản xuất tàu container loại ARC7 để đi dọc tuyến đường biển phía Bắc. Dự định sơ bộ sẽ đóng 5 con tàu, chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động chậm nhất là trong năm 2027.

"Hai bên muốn đảm bảo việc di chuyển quanh năm dọc theo NSR giữa Trung Quốc và các cảng phía Tây Bắc của Liên bang Nga trong vòng 3 năm", Cựu thị trưởng Nizhny Novgorod - ông Vladimir Panov đã nói với hãng tin Interfax về điều này.

"Hainan Yangpu NewNew Shipping đã tham gia vào lĩnh vực hậu cần giữa Trung Quốc và Nga trong vài năm. Hiện họ đang làm chủ một hướng đi mới cho mình - vận tải biển dọc Tuyến đường biển phía Bắc".

"Năm ngoái công ty đã mua 6 tàu lớp Artik để thực hiện 8 chuyến đi đầu tiên trong vùng biển NSR. Năm 2024, họ đặt mục tiêu thực hiện 12 chuyến đi dọc Tuyến đường biển phía Bắc", ông Panov nói rõ.

Nga và Trung Quốc sẽ độc quyền khai thác Tuyến đường biển phía Bắc- Ảnh 1.

Trung Quốc rất tích cực ủng hộ Nga đưa Tuyến đường biển phía Bắc vào hoạt động.

Cần lưu ý rằng vào cuối tháng 12 năm 2023, Tập đoàn nhà nước Rosatom, đơn vị điều hành cơ sở hạ tầng của Tuyến đường biển phía Bắc, đã thành lập công ty con là Rusatom Arctic (do chính ông Panov đứng đầu) để phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới ở Bắc Cực.

Đồng thời, NewNew Shipping là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên hoạt động thường xuyên dọc NSR khi nhận thấy triển vọng và lợi ích từ bước đi này.

Cần nhắc lại rằng ranh giới của NSR được xác định bởi Mã vận chuyển thương mại và kéo dài từ quần đảo Novaya Zemlya đến Mũi Dezhnev ở Chukotka.

Hiện tại một nhóm tàu ​​phá băng hạt nhân của Nga liên tục làm nhiệm vụ trên tuyến đường biển phía Bắc để đảm bảo an toàn hàng hải.

Tuyến đường biển phía Bắc được Nga kỳ vọng sẽ thay thế cho Kênh đào Suez.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm