Tài chính

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ

Lời đề nghị của Thủ tướng Nga

Theo hãng thông tấn Interfax (Nga), từ ngày 14-15/1 vừa qua, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã có chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Mishustin đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng sự góp mặt của 100 doanh nghiệp hàng đầu Nga-Việt Nam. Nội dung cuộc hội đàm tập trung vào 3 lĩnh vực hợp tác quan trọng, gồm Thương mại – Đầu tư – Nông nghiệp; Hợp tác năng lượng; Giao thông – Logistics.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Mishustin cho biết, Nga xác định Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu mà Nga là một thành viên.

Trong năm 2024, kim ngạch thương mại song phương Nga – Việt Nam đạt 4,57 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2023. Tuy nhiên, Thủ tướng Mishustin cho rằng mức này "chưa tương xứng với tiềm năng lớn giữa hai nước".

Ông đề nghị hai nước tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, năng lượng, công nghệ cao và logistic. Mục tiêu là nâng kim ngạch thương mại song phương, hướng tới sự phát triển bền vững và đóng góp vào lợi ích chung của cả hai nước.

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ- Ảnh 1.

Thủ tướng Mikhail Mishustin đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trụ sở Chính phủ chiều 14/1. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam gợi mở về "ngôi sao" 22 tỷ USD

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực, và nhấn mạnh đây sẽ là phương thức hợp tác mới giữa hai bên, góp phần tăng kim ngạch thương mại giữa hai chiều.

Thủ tướng đồng thời khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Nga phát triển sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Cuối buổi hội đàm, hai phía đã đặt mục tiêu mở rộng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD (gần 380 nghìn tỷ đồng) vào năm 2030. Kết quả này đã được Thủ tướng Mishustin công bố trong cuộc hội đàm sau đó với Tổng Bí thư Tô Lâm.

"Hôm nay (14/1), hai phía chúng ta đã thảo luận toàn bộ danh sách các vấn đề song phương, ký kết kế hoạch hành động tương ứng đến năm 2030, xác nhận 13 lộ trình và đặt mục tiêu mở rộng kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD vào năm 2030" - Thủ tướng Mishustin nói.

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ- Ảnh 2.

Hai Thủ tướng nhất trí rằng, kim ngạch thương mại song phương hiện nay "chưa tương xứng với tiềm năng lớn giữa hai nước". Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo "e-Economy SEA 2024" mới công bố của Google, công ty đầu tư toàn cầu Temasek (trụ sở tại Singapore) và công ty tư vấn quản lý Bain & Company (trụ sở tại Boston, Mỹ), trong năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 22 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2023.

Với chỉ số này, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan (26 tỷ USD) và Indonesia (65 tỷ USD) và nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence (trụ sở tại Ấn Độ), quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 26,17 USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,09% trong giai đoạn dự báo từ 2025-2030. Sự thành công này là nhờ 2 lý do sau:

- Chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy một xã hội "không tiền mặt" để giảm giao dịch tiền mặt xuống dưới 10% tổng số các khoản thanh toán, và đạt 70% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việt Nam có môi trường pháp lý thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Luật giao dịch điện tử 2023 có 8 nội dung mới, tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ và thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số tất cả các ngành, lĩnh vực.

Từ năm 2020, Việt Nam đã ra quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó đặt mục tiêu vào năm 2025, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.

Mordor Intelligence nhận định, ưu điểm của kế hoạch này là khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử, thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố và địa phương, tạo ra một thị trường ảo bền vững và tăng cường giao dịch trực tuyến xuyên biên giới.

- Việt Nam có môi trường pháp lý thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Luật giao dịch điện tử 2023 có 8 nội dung mới, tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ và thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số tất cả các ngành, lĩnh vực.  

"Nhờ những lợi thế này, ngành thương mại điện tử đã 'thống trị' sự phát triển gần đây của một hệ sinh thái bao gồm dịch vụ vận tải – dịch vụ phân phối – dịch vụ hoàn thiện đơn hàng" - Mordor Intelligence nhận định.

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ- Ảnh 3.

Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Ảnh: kr-asia

Nga đã nhìn thấy tiềm năng lớn của thương mại điện tử Việt Nam

Cổng thông tin điện tử - Trung tâm WTO và Hội nhập (trực thuộc Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI), thương mại điện tử xuyên biên giới đang chứng kiến những cơ hội tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là khi các công ty công nghệ số của Việt Nam xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp), kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn trên toàn cầu, như Amazon, Alibaba và Timo…

Khi hàng hóa được niêm yết trên các nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam, chúng cũng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn trên toàn cầu, kết nối trực tiếp người mua với người bán và nhà sản xuất.

Chính vì vậy, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển thương mại điên tử xuyên biên giới.

Cùng đưa ra nhận định liên quan, OpenGov Asia - tổ chức phân tích về công nghệ thông tin và quản lý công đánh giá, Việt Nam đang tăng cường nỗ lực phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới với nhiều chính sách và giải pháp đổi mới.

Lĩnh vực này đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn 2,3 lần so với lĩnh vực thương mại điện tử thông thường trong giai đoạn 2022-2025, với dự báo mức tăng trưởng hàng năm là 20% cho đến năm 2026.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này của Việt Nam đã thu hút cả những công ty trong nước và quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp Nga.

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ- Ảnh 4.

Nga nhìn thấy tiềm năng lớn của thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh: Biia

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Moskva trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Mishustin, ông Vladimir Ilichev - Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga cho biết, các thương hiệu quốc gia Made in Russia hiện đã hoạt động trên một loạt nền tảng thương mại trực tuyến chính ở Việt Nam (như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop và Sendo).

Trong khi đó, có mặt tại cuộc hội đàm của Thủ tướng Mikhail Mishustin và Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Veronikia Nikishina – Đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga hy vọng có thể đẩy mạnh thương mại điện tử, tìm kiếm đối tác và mang các giải pháp công nghệ của Nga sang Việt Nam.

"Hàng hóa Nga từ lĩnh vực nông nghiệp – công nghiệp hiện đang có nhu cầu cao tại thị trường Việt Nam trong phân khúc B2B, và quan trọng nhất là phân khúc B2C. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng tiềm năng hợp tác vẫn có thể lớn hơn nhiều so với những con số hiện có trong số liệu thống kê.

Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của Thủ tướng Mishustin và những nỗ lực của phái đoàn chúng tôi sẽ thúc đẩy đáng kể sự hợp tác.

Trước tiên, chúng tôi có kế hoạch phát triển quan hệ đối tác với các nhà phân phối lớn của Việt Nam, thuyết phục họ mua các sản phẩm nông nghiệp của Nga để phân phối bán lẻ.

Chúng tôi đang tìm kiếm các nhà phân phối lớn của Việt Nam muốn mua các sản phẩm công nghiệp Nga. Chúng tôi cũng có kế hoạch quan trọng để phát triển thương mại B2C thông qua thương mại điện tử" – Interfax dẫn lời bà Nikishina nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm