VN-Index đóng cửa tuần thứ 28 của năm 2022 với 3 phiên giảm, 2 phiên tăng mất đi 27,59 điểm tương đương 2,3% đóng cửa tại 1.171,31 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE giảm mạnh còn 11.173 tỷ đồng, giảm 8,8% so với tuần trước đó và giảm 23,8% so với trung bình 5 tuần gần đây, đây là giá trị giao dịch bình quân thấp nhất từ đầu năm đến nay.
Trong tuần VN-Index phá đáy giả, giao dịch của NĐT cá nhân tiếp tục là điểm sáng khi khối này chuyển hướng mua ròng 484 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng kênh khớp lệnh thì cá nhân trong nước gom ròng 256 tỷ đồng.
Dòng tiền cá nhân tập trung ở nhóm BĐS, hóa chất
Theo thống kê giao dịch khớp lệnh tại HOSE, nhóm này mua ròng tại 10/18 nhóm ngành. Trong đó, lực cầu chủ yếu tập trung ở nhóm bất động sản với 438 tỷ đồng, vượt xa những nhóm ngành kế tiếp. Điều đó cho thấy sức hút của ngành này đối với các NĐT cá nhân trong nước mặc dù nhóm này đã hạ nhiệt đáng kể so với giai đoạn trước đó.
Bên cạnh đó, lực cầu của cá nhân trong nước lần lượt tìm đến các ngành hóa chất (144 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (134 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (112 tỷ đồng), bán lẻ (109 tỷ đồng),...
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân chưa dừng bán ròng cổ phiếu của các nhà băng. Nhóm này bị xả ròng 314 tỷ đồng, quy mô tương đương so với tuần trước đó.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng ghi nhận tỷ trọng giá trị giao dịch tăng 2,31% so với tuần trước, chỉ số dòng tiền đã tăng vào nhóm này tuần thứ 2 liên tiếp và chỉ còn đứng sau nhóm bất động sản. Tuy vậy, ngân hàng phân hóa khá mạnh, trong tuần có 14/27 mã tăng điểm, 2 mã đứng giá tham chiếu và 11 mã giảm điểm.
Tính trong vòng 1 năm nhóm ngân hàng chỉ có 4 mã tăng điểm là NVB, SSB, KLB, và EIB. Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm ngân hàng dù bắt đầu đi lên thì vẫn đang ở mức thấp trong vòng 1 năm và mang giá trị âm, điều này cho thấy dòng tiền mới chưa thể bù đắp cho lượng tiền đã rút ra trước đó.
Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường, ngược lại, đang ở mức sát cao nhất trong vòng 1 năm cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường.
Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng lần lượt 288 tỷ và 105 tỷ đồng ở nhóm thực phẩm & đồ uống và công nghệ thông tin, trước khi rút ròng nhẹ hơn khỏi lần lượt một số ngành như bảo hiểm (48 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (44 tỷ đồng), du lịch & giải trí (18 tỷ đồng),...
Tâm điểm rót hơn tỷ 210 đồng vào cổ phiếu VHM, trong khi chốt lời VNM, STB
Danh mục Top10 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất tuần qua của các cá nhân nội dẫn đầu bởi cổ phiếu VHM của Vinhomes. Mã này được gom ròng 211 tỷ đồng, tăng 16,3% so với tuần trước đó.
Vừa qua, Hội đồng quản trị CTCP Vinhomes vừa thông qua việc chuyển nhượng nội bộ cổ phần tại CTCP Vinpearl Landmark 81. Sau chuyển nhượng, công ty sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Vinpearl Landmark 81. Bên nhận chuyển nhượng không được công bố.
Nối tiếp, cổ phiếu GAS của PV Gas xếp vị trí á quân với quy mô mua ròng 179 tỷ đồng. Tương tự, loạt cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn cũng nằm trong danh mục mua gom của NĐT ngoại như DXG (167 tỷ đồng), HAH (84 tỷ đồng), MWG (82 tỷ đồng), DCM (67 tỷ đồng), KDC (56 tỷ đồng) và CTD (53 tỷ đồng).
Theo sau, lực cầu cũng tìm đến một số đại diện của nhóm tài chính gồm ngân hàng, chứng khoán, điển hình là VCB (74 tỷ đồng), SSI (66 tỷ đồng),.
Trở lại phía bán, tâm điểm bán ròng của khối ngoại tập trung ở nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống. Cụ thể, mã VNM của Vinamilk dẫn đầu danh mục xả ròng với quy mô 320 tỷ đồng, đây đồng thời là mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với giá trị 237 tỷ đồng.
Một cổ phiếu khác thuộc nhóm này là STB cũng có mặt trong Top10 rút vốn với giá trị 196 tỷ đồng. Nối tiếp, NĐT cá nhân cũng bán ròng một số cổ phiếu ngành ngân hàng như ACB (94 tỷ đồng), VIB (67 tỷ đồng), MBB (66 tỷ đồng).
Cùng chiều, nhóm này cũng bán ròng lần lượt dưới trăm tỷ đồng các mã FPT (105 tỷ đồng), VHC (70 tỷ đồng), FUEVFVND (55 tỷ đồng), PNJ (49 tỷ đồng), BVH (45 tỷ đồng).