Kỹ năng sống

Mua nhầm ô tô, nhận về 5 bài học cay đắng: Sai lầm khi mua chiếc xe "ai cũng mong ước" sẽ khiến bạn ôm hận vì mất tiền



Ô tô chắc chắn là một trong những thứ quan trọng nhất mà mỗi chúng ta phấn đấu mua trong đời. Chúng ta dùng ô tô để đi làm, đưa đón con cái, hoặc là đi chơi hay đi mua sắm.

Mua ô tô sẽ mang lại cho chúng ta nhiều bài học giá trị, kể cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Đó là bước đệm cho các quyết định trong tương lai liên quan đến công việc kinh doanh, giáo dục hay nuôi dạy gia đình.

Cái ta cần ở một chiếc ô tô là sự ổn định và bền bỉ, nên ta luôn có xu hướng tìm kiếm một chiếc hoàn hảo. Tuy nhiên, thường mãi sau khi đã mua xe từ một đến một vài tháng, người ta mới nhận ra đây có thể là một quyết định sai lầm, như những bài học được rút ra như sau:

    Khốn khổ vì nợ nần

Hợp đồng trả góp ô tô là một trong những thủ thuật lớn nhất của các nhà sản xuất. Số tiền tổng thể để mua xe thường rất lớn, nhưng các nhà sản xuất sẽ chia nhỏ đến ngưỡng mà người dùng cảm thấy có thể chi trả được. Để rồi nhanh chóng quyết định là sẽ mua chiếc xe đó, dù tổng số tiền trả góp thường chênh cao hơn nhiều so với tiền trả một lần.

Mặt khác, mức giá trung bình của một chiếc ô tô không hề rẻ, từ vài trăm triệu, đến vài tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng. Dù mua dưới hình thức nào đi nữa, đó cũng là một số tiền không nhỏ mà người mua phải đánh đổi. 

Hơn nữa, khi mua trả góp, với mỗi tháng quá hạn, số tiền lãi lại tăng lên, chưa tính đến các loại chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, đi lại hàng ngày. Vô hình chung, chiếc xe đã trở thành một gánh nặng tài chính không mấy dễ chịu.

Mua nhầm ô tô, nhận về 5 bài học cay đắng: Sai lầm khi mua chiếc xe ai cũng mong ước sẽ khiến bạn ôm hận vì mất tiền - Ảnh 1.

Với những người có tiềm lực tài chính không thực sự đủ vững chắc, họ sẽ dễ lâm vào cảnh chi tiêu eo hẹp, thậm chí là nợ nần, khi mỗi tháng phải tốn thêm khoản tiền không nhỏ để nuôi xe.

    Các vấn đề hỏng hóc dai dẳng

Mua xe đương nhiên phải đi liền với việc sửa chữa, bảo dưỡng, và đương nhiên hai vẫn đề này là tất yếu sẽ xảy ra với bất cứ chiếc xe nào. Ta không thể bỏ tiền ra mua xe về, để rồi bỏ đó mà không sửa chữa gì nếu nó bị hỏng.

Bất kể việc sửa chữa có ở mức độ nào đi nữa, người chủ xe vẫn phải mất thời gian và tiền bạc. Và thời gian sử dụng càng lâu, chi phí sửa chữa cộng dồn lại càng lớn. Lúc đó, kể cả có bán xe đi cũng không bù lại được số tiền đã bỏ ra. Quyết định mua ô tô có vẻ rất đúng đắn ngày nào, giờ đã trở thành một bài học cay đắng.

Mua nhầm ô tô, nhận về 5 bài học cay đắng: Sai lầm khi mua chiếc xe ai cũng mong ước sẽ khiến bạn ôm hận vì mất tiền - Ảnh 2.

    Chạy theo hình thức

Vẻ bề ngoài rất quan trọng, và ấn tượng đầu tiên tạo nên sự khác biệt. Mặc dù vậy, nhiều doanh nhân luôn cố tạo cho mình vẻ bề ngoài của một người giàu có, và làm như vậy chỉ khiến họ mất tiền.

Rõ ràng mua xe để cho có vẻ giàu có là một quyết định không thông minh. Trong khi người ta phấn đấu làm giàu để mua xe, thì bạn phấn đấu ngược lại. Và nếu chưa giàu mà còn phải chịu thêm gánh nặng liên quan đến chiếc xe, bạn sẽ dễ bước lùi về nghèo khó.

Đừng để những mong muốn hào nhoáng bề ngoài đánh lừa. Trước khi mua xe hay bất cứ thứ gì, hãy đánh giá và cân nhắc kĩ càng khả năng tài chính của bản thân hiện tại, tránh để vung tay quá trán.

Mua nhầm ô tô, nhận về 5 bài học cay đắng: Sai lầm khi mua chiếc xe ai cũng mong ước sẽ khiến bạn ôm hận vì mất tiền - Ảnh 3.

    Coi ô tô là tài sản cố định

Nhiều người nghĩ rằng mua một chiếc ô tô 1 tỉ đồng nghĩa là họ đang có khối tài sản cố định trị giá 1 tỉ đồng, nhưng sự thật không phải vậy. Ô tô mất giá qua từng km đường di chuyển, và chỉ cần khoảng 1 năm, giá trị chiếc xe nếu bán lại đã giảm đi rất nhiều so với giá gốc.

Mua nhầm ô tô, nhận về 5 bài học cay đắng: Sai lầm khi mua chiếc xe ai cũng mong ước sẽ khiến bạn ôm hận vì mất tiền - Ảnh 4.

Đừng bao giờ coi những món đồ đắt tiền là tài sản cố định, bởi thị trường luôn biến động không ngừng, kéo theo sự thay đổi không thể đoán trước về giá cả đối với những món đồ đó. Việc tính giá trị của nó vào giá trị ròng chẳng khác nào đếm số gà trước cả khi trứng nở.

Vậy nên khi mua một chiếc ô tô, đừng bao giờ coi đó là một loại tài sản cố định. Hãy quan tâm đến số tiền phải bỏ ra để bảo dưỡng, sửa chữa nó. Điều đó thiết thực và quan trọng hơn nhiều.

    Để mong muốn lấn át nhu cầu thực sự

Mua xe là sự cân nhắc giữa nhu cầu và mong muốn. Ai cũng muốn mua một chiếc xe mới khiến người khác phải thèm muốn. Nhưng xét đến cùng, ta chỉ cần một chiếc xe có độ tin cậy và ổn định cao là đủ.

Nếu không đủ tỉnh táo, ta sẽ dễ sa vào những quảng cáo hấp dẫn, để rồi hấp tấp vung tiền mua một chiếc xe đắt ngoài dự kiến, chỉ để thỏa mãn mong muốn trưng diện sự xa hoa, trong khi nhu cầu hàng ngày lại đơn giản hơn rất nhiều. Đến khi đủ tỉnh táo để nhận ra vấn đề, thì sai lầm đã phải trả giá bằng rất nhiều tiền rồi.

Không chỉ riêng chuyện mua xe, những chuyện khác như lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới, tu sửa nhà cửa, ... đều cần sự tỉnh táo và cân nhắc thiệt hơn. Do đó, hãy cẩn thận khi đưa ra những quyết định này nếu không muốn bản thân phải hối hận hay tiếc nuối về sau.

Theo Entrepreneur



Cùng chuyên mục

Đọc thêm