Với Chứng khoán Liên Việt, tự doanh là mảng hoạt động chính của công ty. Khác với nhiều công ty trong ngành, mảng môi giới chứng khoán và cho vay margin không đem lại doanh thu cho đơn vị này.
Quy mô tự doanh của Chứng khoán Liên Việt tại ngày 30/6/2022 là 229,7 tỷ đồng trong khi thời điểm đầu năm là hơn 350 tỷ đồng.
Thời điểm cuối quý II, danh mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) của Chứng khoán Liên Việt có giá thị trường là 26,2 tỷ đồng. Việc đánh giá lại danh mục FVTPL giảm hơn 26,2 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến Chứng khoán Liên Việt báo lỗ gần 21 tỷ đồng trong quý II trong khi cùng kỳ lãi hơn 2 tỷ đồng.
Nửa đầu năm nay, công ty lỗ 24,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần lớn đây là khoản lợi nhuận chưa thực hiện. Trong quý II, Chứng khoán Liên Việt bán cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup và lỗ hơn 3,1 tỷ đồng.
Trở lại với danh mục FVTPL, hai mã được đầu tư lớn nhất của Chứng khoán Liên Việt là SSI và SSI đều trong trạng thái lỗ. Trong đó cổ phiếu SSI đang hạch toán lỗ hơn 50% với giá gốc mua 27,4 tỷ đồng trong khi giá thị trường cuối kỳ còn 11,7 tỷ đồng. Công ty cũng đang tạm lỗ gần 6 tỷ đồng với mã TCB.
Với danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), hai khoản đầu tư đang lãi lớn của Chứng khoán Liên Việt là POT và DIG. Với mã DIG, công ty đang sở hữu 2 triệu cổ phần mua trong đợt phát hành riêng lẻ 75 triệu cp với giá 20.000 đồng/cp vào tháng 10 năm ngoái.
Thời điểm đầu năm khi giá cổ phiếu DIG lên cao, khoản đầu tư này có giá trị trường lên đến 193,4 tỷ đồng, tương ứng mức lãi 153,4 tỷ đồng. Song, khác với Him Lam hay Thiên Tân, Chứng khoán Liên Việt chưa được bán chốt lời DIG vì quy định hạn chế giao dịch 1 năm. Cuối quý II, khoản đầu tư vào DIG có giá thị trường là 70,8 tỷ đồng, giảm hơn 120 tỷ đồng so với đầu năm.
Khoản đầu tư vào mã POT công đang lãi bằng lần với giá gốc mua hơn 29,7 tỷ đồng trong khi giá thị trường là 66 tỷ đồng. Với các khoản tự doanh khác, Chứng khoán Liên Việt đang lỗ nhẹ như MSN, VPB và STB.