* Trong bài viết này, chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện tài chính của bà mẹ 2 con Lê Lan Vân, năm nay 33 tuổi, đang làm công việc văn phòng ở Hà Nội.
Tôi thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các khoản mua sắm, các chuyến du lịch của gia đình, cũng như các hóa đơn y tế và học phí của hai đứa con. Khi một thẻ tín dụng đạt đến hạn mức, tôi đã đăng ký thẻ mới. Vào thời điểm tôi lấy được chiếc thẻ tín dụng thứ tư vẫn có suy nghĩ rằng mình ổn, miễn là trả đủ số tiền tối thiểu hàng tháng. Nhưng số tiền phải trả cứ tăng dần lên đến khi tôi nợ thẻ tín dụng tới gần 100 triệu đồng.
Vấn đề tín dụng đáng báo động
Ảnh minh họa
Tôi sợ phải nói với chồng về khoản nợ của mình nên đã vay tiền từ các ngân hàng khác để bù vào, thanh toán cho thẻ tín dụng. Chỉ đến khi tôi và chồng cùng nộp đơn vay ngân hàng tiền để mua một ngôi nhà mới thì nhận được lời từ chối đơn của họ.
Đi kèm với lời từ chối đó là bản chụp nhanh các hoạt động tín dụng. Dữ liệu trong báo cáo tín dụng của tôi khiến ngân hàng đưa ra quyết định từ chối cho vợ chồng tôi vay tiền. Lúc đó, tôi đã phải thú nhận về khoản nợ thẻ tín dụng của mình với chồng.
Các vấn đề chính liên quan tới thẻ tín dụng mà tôi đang gặp phải
- Số dư quá hạn: Tổng số nợ của tôi lên tới gần 100 triệu. Vì tôi chỉ trả khoản thanh toán tối thiểu đến hạn trên hóa đơn mỗi tháng, nên số tiền tôi nợ cứ tiếp tục tích lũy.
- Hình thức thanh toán trong 12 tháng qua: Từ mức A (khoản thanh toán tối thiểu nhưng đúng hạn) nhưng lặp lại quá nhiều và trong một thời gian dài nên đã bị đánh giá thành mức D (chỉ là thanh toán được thực hiện, nhưng quá hạn 90 ngày).
- 2 trong số 4 ngân hàng đã hủy thẻ tín dụng của tôi vì vẫn còn nợ tiền. Một ngân hàng đã gắn cờ cho điểm tín dụng của tôi, với trạng thái "W" (điểm kém nhất có thể) vì không thanh toán.
Vì các ngân hàng và nhà cung cấp thẻ tín dụng có các tiêu chí khác nhau, nên nếu tôi và chồng muốn đăng ký khoản vay nhà thì cần trả hết nợ tín dụng và họ sẽ tiếp tục suy nghĩ rồi mới đưa ra quyết định có cho vợ chồng tôi vay tiền hay không.
Cố gắng sửa chữa
Tôi biết rằng mình sẽ mất nhiều năm để trả nợ và cải thiện điểm tín dụng. Nhưng điều đó là cần thiết. Tôi đã làm ngay lập tức những điều sau.
- Tìm sự trợ giúp
Tôi đã tham dự một buổi nói chuyện về cách quản lý các vấn đề tài chính của mình tốt hơn. Tại buổi nói chuyện, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy mình không phải là người duy nhất có nợ chưa thanh toán. Nhiều người cũng có hoàn cảnh giống như tôi và đang cần sự giúp đỡ. Trong buổi nói chuyện này, các chuyên gia tài chính đã đưa ra rất nhiều giải pháp và hướng giải quyết mà tôi có thể áp dụng.
- Thay đổi cách chi tiêu
Sau khi tính đến chi phí sinh hoạt của gia đình, tôi đã lập kế hoạch trả nợ (được gọi là kế hoạch quản lý nợ). Kế hoạch này để tôi đều đặn trả góp hàng tháng 1 số tiền cố định, nhiều nhất là 5 năm để xóa hết số nợ đang có.
- Thay đổi suy nghĩ
Tôi thay đổi cách suy nghĩ, cẩn thận hơn với việc chi tiêu của mình và giảm xuống chỉ còn hai chiếc thẻ tín dụng. Chúng chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Việc giới hạn số lượng thẻ đã giúp tôi quản lý tài chính tốt hơn và trở nên cẩn thận hơn về những gì mình mua.
Bài học đắt giá từ tấm thẻ tín dụng
Ảnh minh họa.
Sau những sai lầm tài chính gặp phải khi sử dụng thẻ tín dụng, tôi đã rút ra những bài học đắt giá.
Thứ nhất, cần thanh toán hóa đơn đúng hạn. Bất cứ khi nào có thể, tôi phải thanh toán toàn bộ số tiền đến hạn.
Thứ hai, chỉ tính phí vào thẻ những gì tôi có thể chi trả.
Thứ ba, giới hạn số lượng thẻ tín dụng sẽ sở hữu.
Thứ tư, hủy bỏ các thẻ không sử dụng tới.
Thứ năm, không ngại tham gia tư vấn tín dụng nếu khoản nợ đã vượt quá khả năng cho phép.
Thứ sáu, biết sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ (sử dụng tiền từ tài khoản ngân hàng của mình) và thẻ tín dụng (mua bằng tín dụng trước và trả sau).
Bài viết ghi lại từ chia sẻ của nhân vật