Kỹ năng sống

Loại rau mùa hè giúp bổ máu, đẹp da nhưng lưu ý khi ăn kẻo rước bệnh

Rau dền là loại rau được ưa thích trong mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: Dền cơm, gai, trắng,… trong đó loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh rất ngon.

Không chỉ là một loại thực phẩm, rau dền đỏ còn cực kỳ tốt cho sức khỏe với những lợi ích tuyệt vời như:

Loại rau mùa hè giúp bổ máu, đẹp da nhưng lưu ý khi ăn kẻo rước bệnh - Ảnh 1.

Rau dền đỏ không chỉ có vị ngọt, thanh mát mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.


Cải thiện sức khỏe tim mạch

Rau dền có nhiều phytosterol, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó giúp giảm huyết áp và có tác dụng như một thuốc giải độc, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch. Nếu muốn cải thiện sức khỏe tim mạch mọi người có thể bổ sung rau dền vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Cải thiện thị lực

Rau dền đỏ có chứa vitamin E, giúp cải thiện và duy trì thị lực cho đôi mắt. Chính vì vậy, nếu muốn có một đôi mắt khỏe mạnh, bạn hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E như rau dền.

Làm giảm cholesterol xấu

Cholesterol là một chất tương tự như chất béo và tồn tại khắp cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol trong máu quá cao sẽ dẫn đến việc động mạch của cơ thể bị hẹp lại. Tocotrienols, một loại vitamin E trong rau dền có thể giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.

Giúp giảm cân

Rau dền đỏ rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan. Ăn chất xơ giúp giảm cân và ngăn ngừa bệnh tim vì nó làm giảm cholesterol trong máu. Vì vậy nếu muốn giảm trọng lượng cơ thể, bạn có thể ăn rau dền bởi nó vừa an toàn vừa có hiệu quả cao.

Tốt cho da

Ăn rau dền không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có lợi ích làm đẹp. Hàm lượng vitamin C trong rau dền giúp cải thiện chất lượng da nhờ sửa chữa các tế bào da chết và phát triển các tế bào mới. Nguồn chất sắt cao trong rau dền giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, giúp làn da rạng rỡ và căng mịn.

Tốt cho xương khớp

Chính sự dồi dào của canxi chứa trong rau dền làm cho nó trở thành một loại siêu thực phẩm tăng cường sức mạnh của xương và ngăn ngừa chứng loãng xương.

Đối với trẻ nhỏ, canxi đóng vai trò xây dựng cấu trúc của xương, giúp trẻ cao lớn. Đối với người trưởng thành thì canxi giúp duy trì độ bền chắc của xương và tránh được bệnh loãng xương ở người trung niên.

Vì vậy, ăn rau dền giúp đáp ứng được nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể một cách dễ dàng mà không tốn kém.

Ngoài ra, ăn rau dền đỏ thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, cải thiện được bệnh thiếu máu, tốt cho hệ tiêu hóa,...

Loại rau mùa hè giúp bổ máu, đẹp da nhưng lưu ý khi ăn kẻo rước bệnh - Ảnh 2.

 

Có thể thấy ăn rau dền đỏ có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên khi ăn bạn nên nhớ kỹ những điều này kẻo rước thêm bệnh vào người.

Không hâm lại, không ăn rau nấu chín để qua đêm

Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit, là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.

Không ăn cùng thịt ba ba

Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, 2 thực phẩm này kết hợp với nhau có thể gây độc. Nếu vô tình ăn thịt ba ba cùng rau dền, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.

Không ăn khi cơ thể bị lạnh

Rau dền có tính mát, vì thế không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.

Không ăn rau dền khi bị bệnh gout hay sỏi thận

Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hay bệnh sỏi thận.

Không ăn rau dền khi bị rối loạn tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong rau dền khi ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, tạo thành hơi trong bụng, co thắt dạ dày và thậm chí táo bón. Trong khi kết hợp rau dền vào chế độ ăn hàng ngày, hãy đảm bảo thực hiện từ từ vì việc bổ sung đột ngột có thể cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Nó thậm chí có thể gây tiêu chảy trong một số trường hợp.

(t/h)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm