Kỹ năng sống

Loại rau giảm mỡ máu, cực tốt cho người tiểu đường: Việt Nam có nhiều, ít người biết ăn

Xương rồng tai thỏ hay còn gọi là xương rồng nopal, xương rồng lê gai là một loại cây sống ở các vùng khô cằn, là sản vật của nhiều nền văn hoá Châu Mỹ.

Tại Mexico, quả và lá xương rồng tai thỏ còn là một mặt hàng xuất khẩu. Tại Việt Nam, xương rồng tai thỏ mọc nhiều ở vùng nhiều nắng gió, ít mưa như Bình Thuận, Ninh Thuận. Ở các khu vực này, người dân thường lấy lá xương rồng tai thỏ để chế biến như một món rau ăn hàng ngày. Tuy nhiên, loại rau này còn khá lạ lẫm với đại bộ phận người dân.

Xương rồng tai thỏ không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn có nhiều tác dụng dược lý mà ít người biến đến. Cả quả và lá của xương rồng tai thỏ đều có thể giúp chống lại nhiễm trùng và đặc biệt là giảm mỡ máu.

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của lá xương rồng tai thỏ và lưu ý khi sử dụng.

Lợi ích của lá xương rồng tai thỏ

1. Điều hoà mức cholesterol trong máu

Loại rau giảm mỡ máu, cực tốt cho người tiểu đường: Việt Nam có nhiều, ít người biết ăn - Ảnh 1.

Cả quả và lá xương rồng tai thỏ đều rất tốt với sức khoẻ. Ảnh minh hoạ.

Lá xương rồng tai thỏ có rất nhiều chất xơ có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn lá cây xương rồng tai thỏ không những có thể giảm được mỡ máu mà còn giúp điều hoà huyết áp.

Kết hợp xương rồng tai thỏ vào chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, mạch vành và các bệnh mạch máu ngoại vi.

2. Chống nôn khi uống rượu

Xương rồng tai thỏ chứa nhiều vitamin C, E, A, sắt, canxi và hàng loạt các chất chống oxy hoá có tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy uống chiết xuất cây xương rồng tai thỏ sau khi uống đồ uống có cồn giúp giảm bớt các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc khô miệng.

Chiết xuất cây xương rồng tai thỏ cũng làm giảm chứng viêm trong cơ thể, thường liên quan đến việc uống rượu.

3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Loại rau giảm mỡ máu, cực tốt cho người tiểu đường: Việt Nam có nhiều, ít người biết ăn - Ảnh 2.

Lá xương rồng tai thỏ giúp hỗ trợ giảm đường huyết cực tốt. Ảnh minh hoạ.

Lượng đường trong máu cao có thể là triệu chứng của một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, đột quỵ hoặc bệnh tim.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Mexico đã đo lường sự khác biệt về lượng đường trong máu của những người thường xuyên ăn xương rồng tai thỏ và những người không ăn. Kết quả cho thấy những người thêm xương rồng tai thỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày có lượng đường trong máu ổn định hơn.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng ăn xương rồng tai thỏ có thể là một cách hỗ trợ điều trị tiểu đường tiết kiệm và hiệu quả.

4. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Quả và lá xương rồng tai thỏ đặc biệt nhiều vitamin C, một chất giúp tăng cường miễn dịch cực hiệu quả. Bổ sung vitamin C thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, từ đó giúp bạn ít ốm hơn và giúp chống bệnh tiến triển nặng khi bạn không may bị ốm.

Lá xương rồng tai thỏ rất nhiều dinh dưỡng

Trong 128g lá xương rồng tai thỏ thô, không ướp muối có chứa:

• Calo: 13,8

• Chất đạm: 1,14g

• Chất béo: 0,08g

• Carb: 2,86g

• Chất xơ: 1,89g

• Đường: 1 gram

Lá xương rồng tai thỏ tươi rất ít chất béo bão hòa, calo và cholesterol.

Cách chế biến xương rồng tai thỏ

Loại rau giảm mỡ máu, cực tốt cho người tiểu đường: Việt Nam có nhiều, ít người biết ăn - Ảnh 3.

Lá xương rồng tai thỏ được chế biến thành nhiều món ngon. Ảnh minh hoạ.

Bạn nên đeo gang tay, áo dài tay khi hái lá xương rồng tai thỏ. Nên chọn phiến lá còn non, gọt bỏ gai. Bạn có thể luộc qua để giảm độ nhớt của lá trước khi nấu thành các món khác.

Lá xương rồng tai thỏ có thể được dùng để nấu canh, nướng, ép lấy nước uống, xào hoặc làm salad.

Quả xương rồng tai thỏ được sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc ép lấy nước, làm mứt.

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ đó là chọn đúng loại xương rồng tai thỏ và sơ chế kỹ trước khi sử dụng, tránh bị tổn thương bởi gai có trên phiến lá hoặc quả.

Bạn có thể ngâm muối lá xương rồng tai thỏ để dùng dần nhưng tốt nhất bạn nên dùng tươi để thu được nhiều lợi ích hơn.

(Nguồn: WebMD)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm