Kỹ năng sống

Loại rau được ví như "thuốc bổ" nhưng người bệnh thận chớ dại ăn

Tóm tắt:
  • Cây ngải cứu có nhiều lợi ích, nhưng người bệnh thận cần tránh xa loại rau này.
  • Ngải cứu có thể gây co bóp tử cung, không tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
  • Người bị viêm gan có nguy cơ viêm gan cấp tính khi ăn ngải cứu.
  • Bệnh nhân rối loạn đường ruột cấp tính nên không sử dụng ngải cứu để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Người dị ứng với họ cúc và người dùng thuốc tim mạch cũng nên tránh ăn ngải cứu.

Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 - 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene...

Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… Ngải cứu cũng là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón...

Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.

Mặc dù ăn rau ngải cứu nhiều tác dụng tốt với cơ thể nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó. Việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt với cơ thể. Dưới đây là những người không nên ăn rau ngải cứu.

Loại rau được ví như "thuốc bổ" nhưng người bệnh thận chớ dại ăn- Ảnh 1.

Mặc dù ăn rau ngải cứu nhiều tác dụng tốt với cơ thể nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó.

Người bị bệnh thận

Các nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần của cây ngải cứu nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thận. Ở những bệnh nhân đã có suy giảm chức năng thận, việc dùng ngải cứu có khả năng làm cho bệnh tình xấu đi.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là rau ngải cứu. Lý do, ngải cứu nhiều hàm lượng dẫn đến co bóp tử cung, ăn nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ làm mẹ bầu sảy thai.

Với một số mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc máu nóng thì cũng nên tránh xa ngải cứu trong 3 tháng đầu để tránh tình trạng bị co bóp tử cung, ra máu nhiều.

Người bị viêm gan

Tinh dầu trong cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là thành phần có độc tính. Khi ăn, chất này sẽ đi vào gan và làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan vàng da, làm gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật. Do đó những người bị viêm gan tốt nhất không nên ăn rau ngải cứu.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng hiệu quả, giúp cơ thể tăng việc đi tiểu. Do tác dụng này, người bị rối loạn đường ruột cấp tính nên tránh xa rau ngải cứu, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Ngoài ra những người bị xơ vữa động mạch, sỏi thận... cũng được khuyên không nên ăn ngải cứu.

Loại rau được ví như "thuốc bổ" nhưng người bệnh thận chớ dại ăn- Ảnh 2.

Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng hiệu quả, giúp cơ thể tăng việc đi tiểu.

Người bị dị ứng với các loại thảo dược họ cúc

Ngải cứu thuộc họ cúc (Asteraceae), do đó những người bị dị ứng với các loại cây trong họ này như hoa cúc, hoa hướng dương, hoặc cúc vạn thọ cũng có nguy cơ bị dị ứng với ngải cứu. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm phát ban, ngứa ngáy, sưng phù, khó thở và thậm chí là sốc phản vệ.

Người đang dùng thuốc tim mạch

Ngải cứu có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị tim mạch, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Một số nghiên cứu cho thấy ngải cứu có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng ngải cứu nếu đang gặp bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Lưu ý khi ăn rau ngải cứu

Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng tăng mạnh trở lại khi phe bán đã kiệt sức

Giá vàng vừa có cú bật mạnh sau chuỗi ngày giảm sâu, đánh dấu khả năng hình thành đáy giá trong ngắn hạn. Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động, dòng tiền đang có dấu hiệu quay lại các tài sản trú ẩn như vàng và bạc.

Hà Nội: 18 tòa nhà cao tầng liên quan đến ông Lê Thanh Thản chưa khắc phục triệt để PCCC

Qua kiểm tra, rà soát hiện còn 18/29 tòa nhà cao tầng chưa khắc phục triệt để các tồn tại về PCCC. Thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng khắc phục,nếu không sẽ xử lý nghiêm đối với bộ phận, hạng mục, công trình vi phạm hoặc củng cố hồ sơ điều tra làm rõ.