Tài chính

[LIVE] ĐHĐCĐ Sacombank: Chậm nhất đến 2023 xử lý hết vấn đề tồn đọng thuộc đề án tái cơ cấu

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, Mã: STB) sáng ngày 22/4. (Ảnh: Nguyên Ngọc).

Tiến sát mục tiêu đề án tái cơ cấu

Báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 sáng ngày 22/4, HĐQT Sacombank cho biết năm qua ngân hàng gặp không ít khó khăn.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Sacombank tăng 6% lên 521.117 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 388.216 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,47%, giảm 0,17% so với đầu năm.

Trong năm, Sacombank đạt 4.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 31,8% so với cùng kỳ và vượt 10% kế hoạch kinh doanh năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.411 tỷ đồng, tăng 27,2%.

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank đã đạt được một số kết quả trong năm vừa qua. Cụ thể, thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm trên 14.000 tỷ đồng.

Trong đó, ngân hàng đã thu hồi gần 11.760 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt mục tiêu 10.000 tỷ đồng được ĐHĐCĐ giao; qua đó nâng mức thu hồi lũy kế từ khi triển khai đề án lên hơn 58.300 tỷ đồng, tương đương 67,9% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025 và vượt 7,9% tiến độ.

Đồng thời, tài sản tồn đọng thuộc đề án giảm 57% so với cuối năm 2016, chỉ còn chiếm 8% tổng tài sản, tính đến cuối năm 2021.

Huy động và cho vay của Sacombank tăng trưởng bình quân 9% và 14,4% mỗi năm. Tổng thu nhập tăng 23% mỗi năm. Lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng tăng từ 50 tỷ đồng vào năm 2016 lên 900-950 tỷ đồng.

Còn gần 9.000 tỷ đồng để dành chia cổ tức

Về việc chia cổ tức, từ năm 2019 đến nay, Sacombank vẫn liên tục trình phương án sử dụng lợi nhuận giữ lại và hiện đang chờ sự phê duyệt của ngân hàng nhà nước để triển khai thực hiện.

Tính đến cuối năm 2021, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế của Sacombank gần 9.000 tỷ đồng, tương đương 50% vốn điều lệ và đây là số tiền để dành chia cổ tức cho cổ đông.

Tuy nhiên, do Sacombank đang thực hiện tái cơ cấu theo đề án được chính phủ và ngân hàng nhà nước phê duyệt. Do vậy, việc chia cổ tức phải được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước.

Chậm nhất đến 2023 xử lý hết vấn đề tồn đọng

  • TIN LIÊN QUAN
  • Hai gương mặt mới được đề cử vào Hội đồng quản trị Sacombank 22/04/2022 - 08:08

Trong năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021.

Tổng tài sản dự kiến đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng dự kiến tăng lần lượt 10% và 12%, tương ứng với 512.700 tỷ và 435.000 tỷ đồng. Mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Phía ngân hàng cho biết, giai đoạn 2022-2026 sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng thông qua việc triển khai quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ, kết hợp quản trị rủi ro.

Dự kiến chậm nhất đến năm 2023, Sacombank sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc đề án, chính thức hoàn thành trước hạn đã được NHNN phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục xin phép NHNN để thực hiện chia cổ tức cho cổ đông.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2022-2026, Sacombank sẽ phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Tiếp tục cập nhật...

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Xóa sổ đường dây mua bán người vào các quán karaoke, massage

Lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhiều trẻ em gái phải bỏ học hoặc không đến được trường học, nhóm đối tượng đã kết bạn, làm quen với các em qua mạng xã hội, dụ dỗ xin việc làm nhưng thực chất đưa vào các quán karaoke, massage... phục vụ khách.

Bất động sản nghỉ dưỡng đang sôi động trở lại

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, để tiếp tục thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, một số nơi đã “tháo gỡ” bằng cách đưa ra một hình thức mới là phát triển bất động sản du lịch (biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng) trên đất ở nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở). Sau một thời gian phát triển mạnh mẽ thì loại hình này cũng lại bị tạm dừng, khách hàng không được cấp sổ hồng, sổ đỏ gây ảnh hưởng đến quyền lợi và đóng băng các giao dịch về loại hình này.

Bắt quả tang doanh nghiệp xả chất thải nguy hại ra môi trường

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự; Công an TP.Biên Hoà và Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai tiến hành khám nghiệm hiện trường, đồng thời khai quật hệ thống thoát nước và hầm chứa nước (Công ty sử dụng chôn lấp chất thải nguy hại) trong khuôn viên của Xí nghiệp Đèn ống, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, khu công nghiệp Biên Hòa 1 để điều tra, làm rõ hành vi xả thải chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường.

TP HCM đề xuất quy hoạch thêm metro và đường sắt nhẹ

Sở GTVT TP HCM đề xuất nghiên cứu bổ sung quy hoạch hệ thống đường sắt chuyên dụng kết nối giữa các cảng hàng hóa và cảng container khu vực TP Thủ Đức và khu vực dọc sông Sài Gòn, kết nối cảng các tỉnh thành lân cận.