Kinh doanh

Li Ning lãi to

Li Ning là một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất Trung Quốc được đặt theo tên của vận động viên thể dục dụng cụ giành ba HCV Olympic. Li Ning đã báo cáo lợi nhuận ròng tăng gần 1,4 lần lên 4,01 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 630,63 triệu USD) tính đến ngày 31/12/2021.

Bất chấp lãi to, thương hiệu thể thao Li Ning Trung Quốc vẫn đổ cho Covid-19 hạn chế tăng trưởng - Ảnh 1.

Li Ning có một năm 2021 ăn nên làm ra với lợi nhuận tăng vọt. (Nguồn: Economic Times)

Tuy nhiên, có vẻ như tình hình kinh doanh hiện tại không còn khả quan như trước. Tăng trưởng doanh số bán hàng của Li Ning đã thu hẹp khoảng 35% đến 40% trong quý đầu tiên năm nay xuống còn 15 - 20% trong tuần này, ông Terence Tsang Wah-fung, Giám đốc Tài chính của công ty cho biết trong một cuộc họp báo kết quả kinh doanh. Ông thêm rằng, tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận cho năm 2022 lần lượt là 15 - 25% và 15 - 20%.

Trong khi đó, ông Kosaka Takeshi CEO của công ty (còn được biết đến với tên gọi là Qian Wei) cho biết: "Kể từ đầu tháng 3 này, một số đợt bùng phát đại dịch lặp đi lặp lại ở nhiều địa phương khác nhau của đất nước đã mang lại nhiều rủi ro cho công việc kinh doanh của chúng tôi". 

Tuy nhiên, Li Ning có vẻ như cũng lạc quan rằng trong thời gian qua, công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về cách ứng phó sau khi đại dịch bùng phát. Ông Takeshi khẳng định họ sẽ chuẩn bị cho những nguy cơ tiếp theo một cách thận trọng.

Năm ngoái, công ty đã hoạt động tốt và cho rằng doanh số bán hàng cao hơn nhờ các chính sách phòng chống và kiểm soát đại dịch hiệu quả của Trung Quốc, nâng cao nhận thức về thể thao trong bối cảnh Thế vận hội Olympic Tokyo và sau đó là Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Hơn nữa, việc tăng cường sự công nhận và ủng hộ đối với các thương hiệu thể thao trong nước của người tiêu dùng Trung Quốc cũng góp phần vào thành công của Li Ning.

Hôm 15/3 vừa qua, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã cấm các sản phẩm của Li Ning vào thị trường Mỹ, ra tối hậu thư rằng "trừ khi nhà nhập khẩu cung cấp bằng chứng rõ ràng và thuyết phục" rằng không có lao động cưỡng bức tham gia sản xuất các sản phẩm của công ty.

Bất chấp lãi to, thương hiệu thể thao Li Ning Trung Quốc vẫn đổ cho Covid-19 hạn chế tăng trưởng - Ảnh 2.

Doanh thu của Li Ning đang chững lại khi dịch Covi-19 tiếp tục bùng nổ tại Trung Quốc. (Nguồn: Retail Design Blog)

Theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), hàng hóa do người Triều Tiên sản xuất toàn bộ hoặc một phần ở bất kỳ đâu trên thế giới đều bị cấm tại Mỹ, trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng họ không bị cưỡng bức lao động.

"CBP nhận được nhiều cáo buộc về lao động cưỡng bức từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các đối tác chính phủ, báo cáo của các tổ chức phi chính phủ, đưa tin trên phương tiện truyền thông và công chúng," một người phát ngôn cho biết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn lực theo ý của mình để đánh giá những cáo buộc này, đồng thời xác định và ngăn chặn hàng hóa được làm bằng lao động cưỡng bức xâm nhập vào thương mại của Mỹ".

CBP không tiết lộ các nguồn thông tin, phương pháp điều tra hoặc thông tin khác có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của nhân chứng hoặc ảnh hưởng đến các cuộc điều tra đang diễn ra, người phát ngôn khẳng định. Hơn nữa, CBP không thể tiết lộ công khai thông tin kinh doanh bí mật

Người phát ngôn của CBP cũng nhấn mạnh rằng đây là lần thứ 2 CBP có hành động liên quan đến CAATSA kể từ năm 2018. "Hành động đầu tiên được thực hiện vào năm 2020 và không được công bố rộng rãi".

"Trong quá trình hoạt động và xem xét, công ty đã không phát hiện ra bất kỳ trường hợp lao động cưỡng bức nào trong hệ thống quản lý nhà cung cấp", Li Ning cho biết trong một tuyên bố đưa ra một ngày sau đó. Tuy nhiên, cho đến nay thì cơ hội hàng hóa Li Ning có mặt tại Mỹ một lần nữa vẫn chưa thể xác định được.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm