Những ngày cuối năm Nhâm Dần,
Làng rèn Trung Lương có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, hiện còn 104 hộ và 6 cơ sở còn theo giữ
Theo những thợ lành nghề ở đây, thường ngày số lượng người đặt hàng ít nên không bận rộn. Nhưng
Ông Trương Hữu Bình (54 tuổi) đã theo nghề rèn hơn 30 năm qua. Mỗi ngày hai vợ chồng ông làm được khoảng 16 con dao. Gần Tết khách
Dù vợ chồng ông Bình dậy từ sáng sớm để làm nhưng có những ngày không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Mỗi ngày hai vợ chồng thu nhập khoảng 300 ngàn, dù không phải là nguồn thu chính nhưng đây là nghề cha ông truyền lại nên vẫn theo để giữ nghề. Công việc này chỉ bận rộn nhất là hai tháng gần Tết”, ông Bình nói.
Còn ông Trần Quang Vinh (51 tuổi) đã có 30 năm gắn bó với nghề rèn. Những ngày này, ông phải thức dậy từ 4h sáng làm việc để kịp có hàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp Tết.
Đề làm được nghề này, người thợ đòi hỏi phải có sức khoẻ dẻo dai, chịu được sức nóng của lửa, bụi bặm của khói. Vì khi làm do có những tia lửa phát ra người thợ rèn phải đội mũ, đeo kính để bảo vệ mắt.
Nhiều thợ rèn Trung Lương chuyển dần từ làm thủ công sang máy móc. Những chiếc máy dập thép, máy mài, máy cắt... được đầu tư tạo năng suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu
Các công đoạn để làm nên một con dao đòi hỏi sự cầu kỳ, tỷ mỉ.
Dịp này những người thợ rèn phải ngồi làm việc từ 18-20h khi số lượng đặt hàng tăng gấp 2-3 lần.
Mặc dù các sản phẩm làng nghề rèn Trung Lương không bóng bẩy, bắt mắt, nhiều khi thô mộc nhưng lại lấy độ sắc bén, bền chắc làm thế mạnh.
Những sản phẩm từ làng rèn Trung Lương được nhiều người ưa chuộng, tìm mua. Không chỉ số lượng khách hàng trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận như TP Vinh (Nghệ An), Quảng Bình...