Tài chính

Lai lịch đại gia đứng sau cặp du thuyền 6 sao lớn nhất Việt Nam có sân đỗ trực thăng: Doanh thu hàng nghìn tỷ, mua lại khách sạn Oasis từ tay đại gia Đường bia

Cặp đôi du thuyền 6 sao Essence Grand 1 và Essence Grand 2 được cho là những du thuyền lớn nhất, sang trọng bậc nhất Việt Nam, được khởi công đóng mới từ đầu năm 2022.

Ban đầu du thuyền có tên là La Siesta. Dự án Du thuyền La Siesta có tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng, được đầu tư bởi Việt Thuận Group và EHG (chủ sở hữu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thương hiệu La Siesta). Tuy nhiên, nguồn tin của VietNamNet cho biết, phía EHG đã rút lui khỏi dự án. 

Sau chưa đầy 2 năm kể từ ngày khởi công, trong tháng 10/2023, du thuyền hạng sang Essence Grand HaLong Bay Cruise 1 đã đi vào hoạt động. Theo Cổng thông tin điện tử Tỉnh Quảng Ninh, đây là du thuyền nghỉ đêm lớn nhất trên Vịnh Hạ Long hiện nay cũng là du thuyền tiên phong mô hình du lịch biển sinh thái, đánh dấu biểu tượng du thuyền “xanh" đầu tiên trên bản đồ Việt Nam, hướng đến trải nghiệm nghỉ dưỡng thượng lưu xanh trên Vịnh Hạ Long.

Lai lịch đại gia đứng sau cặp du thuyền 6 sao lớn nhất Việt Nam có sân đỗ trực thăng: Doanh thu hàng nghìn tỷ, mua lại khách sạn Oasis từ tay đại gia Đường bia - Ảnh 1.

Dự án cặp đôi siêu du thuyền này được trang bị những tiện nghi chuẩn 6 sao quốc tế cùng những tiện ích hiện đại nhất, đầu tiên được áp dụng trong các du thuyền ở Việt Nam như phòng chủ nhân (tương đương phòng tổng thống), 2 sân đỗ trực thăng.

Siêu du thuyền được quảng cáo là có tiện nghi đa dạng như phòng ăn kết hợp tổ chức hội thảo, skybar quy mô lớn, bể bơi nước mặn 4 mùa, spa, gym, golf 3D, phòng chiếu phim, karaoke, phòng chơi bi-a, phòng hút cigar & thưởng thức rượu vang, phòng y tế, salon tóc, thư viện, phòng ăn VIP…,

Lai lịch đại gia đứng sau cặp du thuyền 6 sao lớn nhất Việt Nam có sân đỗ trực thăng: Doanh thu hàng nghìn tỷ, mua lại khách sạn Oasis từ tay đại gia Đường bia - Ảnh 2.

Chủ sở hữu cặp du thuyền 6 sao này là Tập đoàn Việt Thuận, do ông Trịnh Trung Úy làm chủ tịch.

Theo giới thiệu trên VNR500, Việt Thuận Group, tiền thân là công ty TNHH vận tải Việt Thuận, được thành lập từ năm 2005 với cơ sở vật chất ban đầu chỉ có 2 tàu nhỏ, tải trọng vài trăm tấn, nhân sự trên 20 người.

Đến nay, Việt Thuận Group là một tập đoàn kinh tế đa ngành gồm 6 công ty thành viên, số lượng CBCNV gần 1500 người, gần 100 đầu phương tiện thủy hiện đại, tổng trọng tải xấp xỉ 1 triệu tấn, sản lượng vận chuyển hàng năm đạt hàng chục triệu tấn, tổng số vốn điều lệ hàng nghìn tỉ đồng. Và là đơn vị vận tải hàng rời đường biển hàng đầu tại Việt Nam.

Trụ sở chính tại số 412, đường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Việt Thuận tập trung vào các dịch vụ chủ yếu như: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương; Thuê và cho thuê phương tiện vận tải; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa,...

Việt Thuận là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tư đóng mới tàu biển chuyên dụng phục vụ vận chuyển than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc. Tập đoàn là đối tác chiến lược của các tập đoàn công nghiệp lớn trong nước như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Việt Thuận cũng là đối tác tin cậy, truyền thống của các Công ty, Tập đoàn nước ngoài như: GTM, REX (Trung Quốc), Tata (Ấn Độ), Trafigura (Singapore), Wel-Hunt (Đài Loan), Suek (Thụy Sỹ),...

Tại Hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, Việt Thuận Group cho biết, sản lượng vận tải toàn tập đoàn đạt gần 13 triệu tấn, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt trên 3.500 tỷ đồng . Trong đó, doanh thu từ hoạt động vận tải đạt trên 2.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trên 35 tỷ đồng , nộp ngân sách nhà nước trên 61 tỷ đồng.

Là đại gia kín tiếng, đại gia Trịnh Trung Uý rất hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Ngoài vai trò tại Việt Thuận Group, ông còn đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tại CTCP Vận tải thủy - Vinacomin (UpCOM: WTC). Ông được bầu vào HĐQT công ty từ ngày 18/1/2019 sau khi Việt Thuận đã mua lại 69,5% vốn điều lệ của WTC. Sau đó, kể từ ngày 16/4/2019, ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty. Năm 2022, WTC đạt doanh thu 3.230 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 42 tỷ đồng.

Ngoài Việt Thuận là cổ đông nắm quyền chi phối, em gái ông Úy là bà Trịnh Thị Nga cũng nắm giữ 194.646 cổ phiếu, tương đương 1,95% vốn điều lệ, tại WTC.

photo-1698719039490

Ngoài ra, theo Vietnamnet đưa tin, ông Trịnh Trung Úy cũng là người đã mua lại khu đất vàng số 21 Láng Hạ - Hà Nội (khách sạn Oasis) từ tay đại gia Nguyễn Hữu Đường (Đường bia). Tuy nhiên, dự án khách sạn mới do Việt Thuận làm chủ đầu tư vẫn chưa được triển khai.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm