Doanh nghiệp

Kỳ lân VNG lỗ sau thuế hơn 500 tỷ đồng do Zalopay

CTCP VNG vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Trong quý 2, VNG đạt doanh thu 2.001 tỷ đồng, giảm nhẹ khoảng 2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp của VNG giảm 16% so với cùng kỳ còn 885 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính cũng giảm về còn 44 tỷ đồng (giảm 39% so với cùng kỳ). Trong khi chi phí tài chính tăng 29% cùng các loại chi phí khác đều tăng cao từ 38% - 40%.

Góp thêm vào kết quả lợi nhuận đi xuống trong quý 2 của VNG là phần lỗ 47 tỷ trong công ty liên kết, gấp gần 8 lần cùng kỳ. Tính trong nửa đầu năm 2022, phần lỗ trong công ty liên kết của VNG tăng thêm gần 55 tỷ đồng, nâng số lỗ lũy kế từ 6 công ty liên kết tính đến hết quý II/2022 lên 575 tỷ đồng.

Khoản đầu tư hơn 510 tỷ vào CTCP Ti Ki được hoán đổi thành đầu tư vào Tiki Global Pte Ltd. Sau khi Tiki Global Pte Ltd hoàn tất tăng vốn điều lệ, phần vốn chủ sở hữu của VNG tại đây giảm còn 15,18%. Giá trị khoản đầu tư này trên bảng cân đối kế toán của VNG đã về 0 từ năm 2019.

Kết quả, quý 2/2022, VNG lỗ trước thuế 232 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 334 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng, doanh thu của VNG là 3.668 tỷ đồng, tăng 4% và lỗ sau thuế 310 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 354 tỷ đồng.

Trừ đi chi phí thuế, VNG lỗ sau thuế 372 tỷ đồng trong quý 2 (cùng kỳ lãi 221 tỷ đồng) và lỗ 502 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm (cùng kỳ lãi 165 tỷ đồng). Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 274 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát là 228 tỷ đồng.

Kỳ lân VNG lỗ sau thuế hơn 500 tỷ đồng do Zalopay, rót 1.000 tỷ vào nhiều startup trong và ngoài nước - Ảnh 1.

Theo BCTC riêng, tới cuối quý 2/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào CTCP Zion (công ty sở hữu Zalopay) với giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 680 tỷ đồng so với đầu năm đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu từ 60% lên 65,57%. Khoản đầu tư này đã phải tăng trích lập dự phòng thêm hơn 500 tỷ đồng và là nguyên nhân cho sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp trong báo cáo hợp nhất, cũng là điều dẫn tới kết quả lỗ của VNG. 

Trong nửa đầu năm 2022, VNG đã đẩy mạnh rót vốn đầu tư vào công ty liên kết. Cụ thể, VNG rót thêm 1.079 tỷ đồng vào 3 công ty liên kết là Ecotruck (51 tỷ đồng), Telio (515 tỷ đồng) và Funding (513 tỷ đồng). Tổng giá trị đầu tư tính đến cuối quý 2 là 1.876 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, tổng giá trị các khoản đầu tư vào công ty liên kết của VNG là 1.300 tỷ đồng, gấp khoảng 4,7 lần thời điểm đầu năm.

Kỳ lân VNG lỗ sau thuế hơn 500 tỷ đồng do Zalopay, rót 1.000 tỷ vào nhiều startup trong và ngoài nước - Ảnh 2.

Trên bảng cân đối kế toán, lượng tiền mặt và tiền gửi của VNG giảm 1.479 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm còn 3.568 tỷ đồng (đầu năm lượng tiền là 5.047 tỷ đồng).

Cùng chuyên mục

Đọc thêm