Doanh nghiệp không thể hoàn toàn quyết định được giá cổ phiếu
Nhiều câu chuyện đang làm “nóng” thị trường trong mùa đại hội cổ đông. Các thông tin về kết quả kinh doanh triển vọng của các doanh nghiệp, đặc biệt cổ tức đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường.
Trong chương trình Bí mật đồng tiền diễn ra trưa ngày 5/4, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng kiêm Trưởng ban đào tạo CTCP Chứng khoán SSI và ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Phó Giám đốc Chiến lược đầu tư SSI Research đã chia sẻ những vấn đề cần lưu ý khi mùa đại hội cổ đông đang diễn ra.
Kinh tế trưởng SSI cho biết các nhà đầu tư thường đặt kỳ vọng nhiều vào giá cổ phiếu ở mỗi mùa đại hội cổ đông, đồng thời cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm một phần với giá cổ phiếu.
Vị chuyên gia SSI cho rằng các doanh nghiệp hoàn toàn có thể can thiệp tới giá cổ phiếu như qua kết quả kinh doanh của công ty, hoạt động truyền thông (giúp nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến và hiểu cổ phiếu hơn, từ đó khiến giá cổ phiếu biến động gần hơn với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp), hay doanh nghiệp có thể mua lại cổ phiếu (buy back) khi giá cổ phiếu giảm xuống mức quá thấp.
"Tuy nhiên, việc doanh nghiệp có thể tác động 100% tới giá cổ phiếu là điều khó xảy ra, do định giá cổ phiếu liên quan tới nhiều yếu tố, trong đó có nhiều yếu tố liên quan tới thị trường như lãi suất, tâm lý nhà đầu tư, dòng tiền,… Do đó doanh nghiệp không thể hoàn toàn quyết định được giá cổ phiếu", ông Phạm Lưu Hưng nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm cho biết giá cổ phiếu phụ thuộc khá nhiều vào cung cầu, đặc biệt trong ngắn hạn. Do đó, khi tham gia đại hội cổ đông, nhà đầu tư nên đặt những câu hỏi mà lãnh đạo sẵn sàng chia sẻ như câu chuyện liên quan tới kế hoạch kinh doanh, liên quan trực tiếp đến việc vận hành và chuyên môn của doanh nghiệp thay vì những vấn đề mà doanh nghiệp không thể quyết định được.
Doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông muộn thường có chỉ số ROE thấp hơn
Chia sẻ về những kinh nghiệm liên quan tới mùa đại hội cổ đông, ông Phạm Lưu Hưng cho biết các nhà đầu tư cần nghiên cứu tài liệu kỹ hơn để tìm ra vấn đề đối với những doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông ở những địa điểm khiến nhà đầu tư khó tham dự, hay có thời điểm tổ chức vào "ngày cùng tháng tận", hoặc rơi vào cuối tuần, kỳ nghỉ, ....
Cơ sở cho nhận định này, lấy ví dụ từ thị trường chứng khoán Ấn Độ, ông Phạm Lưu Hưng cho biết theo quy định của nước này, tháng 9 là tháng cuối cùng để các doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông. Theo nghiên cứu, những doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông muộn có kết quả kinh doanh kém hơn các doanh nghiệp bình thường khác.
Cụ thể, trong năm 2017, vào ngày 29/9 có đến hơn 830 doanh nghiệp Ấn Độ cùng tổ chức đại hội. Thống kê cho thấy những doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông vào tháng 9 có chỉ số ROE thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp tổ chức vào tháng 6, 7 và 8.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm cũng cho biết "Khi tham dự đại hội cổ đông và thấy k